Windows

So sánh Plesk & Cpanel

cPanel, Plesk là 2 Web Hosting Control Panel đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nhưng việc lựa chọn giữa cPanel và Plesk có thể khiến bạn bối rối bởi mỗi loại đều mang đến cho người dùng những trải nghiệm khác nhau.

Tổng quan về Web Hosting Control Panel

Web Hosting Control Panel (WHCP) là bảng điều khiển quản lý tài nguyên lưu trữ web. Hoạt động dựa trên Graphical User Interface (GUI) cho phép việc quản lý các dịch vụ và ứng dụng webserver, giúp người dùng có thể dễ dàng quản lý các website hoạt động trên máy chủ thay vì sử dụng lệnh để quản trị.

 

Bên cạnh đó, người dùng còn có thể thao tác thêm hoặc xóa website trên máy chủ thông qua giao diện WHCP. Hiện nay, cPanel và Plesk là các web hosting control panel được sử dụng rộng rãi nhất, được thiết lập đầy đủ các tính năng và thực hiện được hết điều mà những người quản lý website cần làm.

cPanel là gì?

cPanle là một phần mềm web hosting control panel thông dụng nhất trên thế giới hiện nay và được sử dụng phổ biến ở hầu hết các dịch vụ shared hosting. cPanel mang tính dễ sử dụng, khả năng bảo mật cao cùng nhiều tính năng hỗ trợ chuyên dụng dành cho việc quản lý hàng trăm hoặc hàng ngàn website trên một máy chủ.

cPanel có giao diện đồ họa linh hoạt, đơn giản cùng rất nhiều tính năng hữu ích khác. Nó cũng là phần mềm quản trị web hosting trên nền tảng Linux mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện nay. cPanel có tính năng bảo mật, tự động hóa vượt trội sao với nhiều hệ thống web hosting khác. Một số tác vụ phổ biến có thể được kể đến như tải lên tệp, sửa đổi mục nhập DNS, tạo và chỉnh sửa tài khoản email,…

Plesk là gì?

Plesk Control Panel hay còn gọi tắt là Plesk, nó là một phần mềm dùng để quản trị web hosting gồm các dịch vụ như web service, email service, DNS, SQL, PHP, ASP,…

Plesk hiện được xem là giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất cho việc quản trị máy chủ, vpshosting. Tính năng tự động hóa cao giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian trong việc quản lý, đầu tư thiết bị cũng như nhân lực.

Email Premium có tỷ lệ vào inbox đến 99,95%

Email premium là dịch vụ email server duy nhất trên thị trường sử dụng luồng mail Amazon SES giúp tỉ lệ mail vào inbox đến 99,95% cùng các tính năng được nâng cấp như tính linh hoạt chuyển đổi, bảo mật tối ưu, không gian lưu trữ đa dạng, chống virus và spam, bảo toàn dữ liệu,…

95% khách hàng hài lòng và TENTEN cam kết hoàn tiền cho khách hàng không vì bất cứ lý do gì!

Ưu đãi mừng ra mắt, TENTEN tặng khách hàng bộ quà tặng khi đăng ký Email premium như sau:

  • 12 tháng sử dụng SSL trị giá 264.000đ
  • Mã giảm giá 20% khi đăng ký từ 1 năm trở lên

TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

So sánh giữa cPanel và Plesk

Nên chọn cPanel hay Plesk? Cái nào tốt hơn? Cái nào tiện ích hơn?…. Mời bạn đọc xem qua một số tiêu chí sau:

Giá cả

Giá cả là một tiêu chí được khách hàng chú trọng và quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc và chính sách giá của các đại lý. Nhưng nhìn chung thì Plesk vẫn có giá thấp hơn cPanel.

Giao diện

cPanel với các tính năng chính gồm giao diện người dùng đồ họa, tùy chỉnh bảng điều khiển… Các mục trong cPanel được nhóm thành các phần như cơ sở dữ liệu, tệp, miền, phần mềm, ứng dụng, email, bảo mật…

Plesk sử dụng công nghệ JavaScript UX/UI hiện đại. Điều này giúp cho giao diện của Plesk trông đơn giản hơn và tương đối giống với hệ thống quản lý nội dung của WordPress. Các tính năng của Plesk được nhóm lại theo dạng danh sách và mở rộng thêm nhiều tùy chọn khác khi click chuột vào. Cách hiển thị này rất thuận lợi cho những người mới bắt đầu.

Plesk cũng gộp các tính năng tương tự nhau thành một mục nên người dùng sẽ không cần mất nhiều thời gian để tìm kiếm các tùy chọn riêng lẻ. Plesk sẽ là một lựa chọn phù hợp nếu bạn không quen với bảng điều khiển của web hosting. Mặc dù vậy thì bảng điều khiển của cPanel cũng khá hiện đại và dễ dàng.

Tính năng và công cụ

Cả cPanel và Plesk đều cung cấp tất cả các công cụ và tính năng cơ bản như FTP, DNS, quản lý cơ sở dữ liệu, email,… Plesk hỗ trợ cả máy chủ Web Apache và Nginx, còn cPanel hiện chỉ hỗ trợ các máy chủ Web Apache.

Vì vậy, nếu cần cần thiết bạn có thể thêm ứng dụng vào cPanel. Plesk trực tiếp cung cấp nhiều tiện ích mở rộng hơn như tương thích với Git, hỗ trợ Docker,… Người dùng có thể chạy Git và Docker trên cPanel nhưng thao tác sẽ phức tạp hơn.

Bảo mật

Plesk cung cấp khả năng bảo mật tốt hơn cho hệ điều hành và các ứng dụng mở rộng được cung cấp hàng đầu của Plesk.

Với cPanel thì có thể cài đặt chứng chỉ SSL, nó sẽ mã hóa tất cả tin nhắn đi, bảo vệ thư mục bằng mật khẩu, giúp tránh được sự tấn công, cung cấp xác thực đa yếu tố hay dễ dàng tích hợp bên thứ ba,…

Hệ điều hành

Plesk cung cấp hỗ trợ cho nhiều hệ điều hành khác nhau, nó cũng có thể chạy trên Ubuntu, Debian, openSUSE. Đặc biệt, Plesk hoạt động khá mạnh mẽ trên Windows.

Còn cPanel chạy độc quyền trên Linux và chính thức hỗ trợ 3 phiên bản là CentOS, CloudLinux và RedHat. Mặc dù bị hạn chế về số lượng hệ điều hành tương thích nhưng cPanel hoạt động rất hiệu quả và cũng là lựa chọn hàng đầu trên máy chủ Linux.

Sao lưu

Plesk cung cấp cho người dùng khả năng lên lịch sao lưu theo ngày, tuần, năm theo các cấu hình miền, email, dữ liệu, khôi phục dữ liệu với 2 loại sao lưu:

  • Sao lưu gia tăng.
  • Sao lưu không nén.
  • Sao lưu được nén.

Tóm lại, bạn đã hiểu rõ hơn về 2 Hosting Control Panel là cPanel và Plesk. Nên lựa chọn cái nào tốt thì nó còn phụ thuộc vào nhu cầu và hệ điều hành mà bạn đang sử dụng.

Bài viết liên quan

Back to top button