Bật mí 7 phương pháp cá nhân hóa website hiệu quả hiện nay
12/09/2022 03:14 am | Lượt xem : 3190
Cá nhân hóa website được xem là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp chú trọng bởi nếu làm tốt vấn đề này, tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh số có thể cải thiện đáng kể. Hãy cùng tenten.vn tìm hiểu 7 phương pháp cá nhân hóa website hiệu quả hiện nay thông qua bài viết dưới đây.
Contents
- 1. Cá nhân hóa website là gì?
- 2. Bật mí cách cá nhân hóa website thông qua 7 phương pháp
- 2.1. Thay đổi giao diện website theo thời gian
- 2.2. Chọn giao diện website phù hợp với khách hàng mục tiêu
- 2.3. Gợi ý sản phẩm hoặc nội dung có liên quan
- 2.4. Sử dụng dynamic ads
- 2.5. Kích thích khách hàng để lại thông tin cá nhân
- 2.6. Định vị địa lý góp phần giúp cá nhân hóa website hiệu quả
- 2.7. Phân nhóm sản phẩm theo nhu cầu khách hàng
- Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “cá nhân hóa website”
1. Cá nhân hóa website là gì?
Cá nhân hóa website là việc các nhà tiếp thị xây dựng website của họ mang tính cá nhân và nhắm vào mục tiêu khách truy cập để nâng cao trải nghiệm khách hàng và thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng cáo. Tại đây, việc tạo cá nhân hóa thông qua hành vi, sở thích, hồ sơ và các thuộc tính khác của khách truy cập để giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn.
Những nội dung được cá nhân hóa sử dụng các thông tin cụ thể về các khách hàng để tạo ra sự trải nghiệm khác biệt, mang dấu ấn cá nhân và thương hiệu của bạn.
2. Bật mí cách cá nhân hóa website thông qua 7 phương pháp
Bạn có thể cá nhân hóa website thông qua 7 phương pháp đơn giản dưới đây:
2.1. Thay đổi giao diện website theo thời gian
Nếu website của bạn chỉ giữ mãi giao diện qua ngày này tháng khác thì khó có thể thu hút được khách hàng quan tâm và tìm hiểu. Do đó, bạn có thể thay đổi giao diện dựa theo thời gian, cụ thể như:
- Dựa theo các ngày lễ lớn trong năm: Tết, Trung thu, Halloween, Giáng sinh…
- Dựa theo sự kiện: Các trận đấu bóng đá, sinh nhật doanh nghiệp, ra mắt bộ sưu tập…
- Dựa theo chủ đề: Thực đơn nổi bật, sản phẩm mới …
Điều này thường được các thương hiệu thời trang tận dụng triệt để nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm theo từng thời điểm của khách hàng.
2.2. Chọn giao diện website phù hợp với khách hàng mục tiêu
Việc chọn giao diện website nhắm đến các khách hàng mục tiêu được xem là yếu tố quan trọng, tạo sự mới mẻ cũng như mang lại những hiệu quả to lớn đối với việc bán hàng và gia tăng doanh số.
Thông qua việc nghiên cứu thói quen, sở thích của tập khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ đưa ra những giao diện phù hợp, kích thích quá trình mua hàng của khách hàng.
2.3. Gợi ý sản phẩm hoặc nội dung có liên quan
Khi khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu một sản phẩm, website sẽ tự động đưa ra các gợi ý về các sản phẩm có liên quan để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng và doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng có thể gia tăng thêm doanh số. Bạn có thể học tập các trang thương mại điện tử như Amazon, Shopee, Tiki…để đẩy mạnh hoạt động này.
2.4. Sử dụng dynamic ads
Dynamic ads là việc thực hiện quảng cáo hiển thị riêng cho từng người dựa trên sản phẩm mà khách hàng đó đã xem hoặc truy cập vào tìm hiểu. Hai hình thức dynamic ads được sử dụng nhiều nhất chính là Facebook và email.
Nếu bạn tối ưu được hoạt động quảng cáo này, tỉ lệ chuyển đổi và khách hàng quyết định mua sẽ được gia tăng rất nhiều.
2.5. Kích thích khách hàng để lại thông tin cá nhân
Việc thu thập thông tin cá nhân dựa trên mục tiêu của từng chiến dịch sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về khách hàng và gia tăng doanh số.
Hình thức thu thập thông tin phổ biến hiện này chính là việc đăng kí qua các form, CTA, messenger, landing page… với các thông tin về Họ tên, SĐT, Email… nhằm khai thác được nhu cầu của khách hàng và tối ưu trải nghiệm.
2.6. Định vị địa lý góp phần giúp cá nhân hóa website hiệu quả
Nếu quảng cáo của bạn xuất hiện đúng đối tượng với những khách hàng có vị trí địa lý gần sẽ đóng vai trò to lớn vào quyết định mua hàng.
Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh trung tâm Tiếng Anh, việc bạn đưa ra các quảng cáo hấp dẫn và nhắm đúng khách hàng mục tiêu gần với vị trí địa lý của cơ sở sẽ thúc đẩy khả năng chuyển đổi (đăng ký tham gia khóa học) cao hơn bởi khách hàng luôn có nhu cầu đến các
2.7. Phân nhóm sản phẩm theo nhu cầu khách hàng
Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh nghiều sản phẩm khác khiến khách hàng mất nhiều tìm kiếm thì ngay từ bây giờ bạn hãy thực hiện phân chia theo các nhóm chi tiết để tối ưu quá trình trải nghiệm này.
Việc phân chia có thể thực hiện theo nhiều tiêu chí khách nhau như theo nhu cầu, giá cả, thương hiệu, chất liệu… Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như hành vi và thói quen của khách hàng để lựa chọn tiêu chí phân nhóm.
Hi vọng thông qua 7 phương pháp cá nhân hóa website kể trên sẽ giúp bạn cá nhân hóa website hiệu quả hơn và gia tăng doanh số vượt kế hoạch đã đề ra.
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “cá nhân hóa website”
Cách xây dựng cá nhân hóa trên website
|
Cá nhân hóa trong thương mại điện tử |
Bài viết liên quan:
[19+] mẫu trang web cá nhân đẹp tuyệt vời, tìm hiểu ngay nhé