Dynamic DNS là gì? Tìm hiểu về Dynamic DNS chi tiết nhất
04/05/2022 10:41 am | Lượt xem : 5018
Bạn đang muốn xây dựng một trang web của riêng mình
Những thuật ngữ Dynamic DNS service hay Dynamic DNS cloudflare được sử dụng rất nhiều hiện nay, tuy nhiên ý nghĩa của nó chưa được nhiều người nắm rõ. Vậy Dynamic DNS là gì, các tính năng cơ bản của Dynamic DNS mà bạn cần quan tâm sẽ được TENTEN chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Contents
- Dynamic DNS là gì?
- DNS hoạt động như thế nào?
- Lợi ích của dịch vụ Dynamic DNS là gì?
- Lí do TENTEN khuyên bạn nên sử dụng Dynamic DNS?
- Dynamic DNS thích hợp với đối tượng người dùng nào?
- Hướng dẫn bạn cách đăng ký sử dụng Dynamic DNS
- Một số yêu cầu đối với người sử dụng dịch vụ Dynamic DNS
- Những lưu ý đặc biệt khi dùng Dynamic DNS
Dynamic DNS là gì?
Dynamic DNS là gì? Nó còn được gọi là DDNS – viết tắt của cụm từ Dynamic Domain Name System, dịch nghĩa là Hệ thống tên miền động. Dynamic DNS thay thế IP tĩnh, cho phép người dùng không cần ISP cung cấp IP tĩnh vẫn có thể truy cập hệ thống của họ từ xa.
Dynamic DNS providers và Dynamic DNS service được đưa vào các dịch vụ Internet như Web Server, Mail Server, truy cập vào các hệ thống nội bộ, camera giám sát trong cơ sở của nó thông qua đường truyền ADSL hoặc FTTH.
Tóm lại, Dynamic DNS là một phương pháp ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP với tốc độ thay đổi cao (IP WAN). Vì không phải máy tính nào cũng sử dụng địa chỉ IP tĩnh.
DNS hoạt động như thế nào?
Trong hệ thống máy chủ DNS, mọi tên miền phải trỏ đến một địa chỉ IP tĩnh. Tuy nhiên, hầu hết các nhà mạng hiện nay đều cung cấp các địa chỉ IP động thay đổi trong những khoảng thời gian nhất định. Khi dữ liệu địa chỉ IP thay đổi, các hoạt động của DNS bị gián đoạn, do đó không thể sử dụng máy chủ DNS.
Để khắc phục tình trạng IP động này, DDNS đã ra đời. Dynamic DNS cung cấp dữ liệu liên quan đến kết nối giữa IP và tên miền. Hơn nữa, DDNS còn cung cấp và cập nhật cơ sở dữ liệu một cách linh hoạt theo nhu cầu thực tế của người dùng.
Dynamic DNS hoạt động bằng cách tạo một chương trình có tên Dynamic DNS Client chạy trên máy tính của người dùng. Máy khách DDNS theo dõi và kiểm soát tất cả các thay đổi đối với địa chỉ IP của máy chủ.
Sau đó, họ phát các thay đổi đối với hệ thống máy chủ DNS. Cùng với đó, nó cũng cập nhật thông tin đã thay đổi trong cơ sở dữ liệu. Do đó, ngay cả khi thay đổi địa chỉ IP thường xuyên ở phía máy chủ, DNS vẫn trỏ chính xác đến đúng địa chỉ tên miền với địa chỉ IP mới.
Lợi ích của dịch vụ Dynamic DNS là gì?
Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ DDNS sẽ chủ động và tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc tổ chức, bảo trì máy chủ. Bởi vì bạn không cần phải thuê dịch vụ lưu trữ email, lưu trữ web, v.v. từ nhà cung cấp của bạn hoặc kết nối VPN với doanh nghiệp đa chi nhánh của bạn.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng Dynamic DNS ngày một tăng cao và chúng cũng được ứng dụng vào rất nhiều thiết bị phục vụ đời sống con người như camera giám sát, smarthome, IOT, …
Với DDNS, bạn có thể dễ dàng kiểm tra camera, kết nối các thiết bị thông minh , cấu hình hệ thống điều khiển từ xa qua điện thoại di động, máy tính bảng,… Nhờ đó, việc quản lý và điều khiển trở nên chủ động, nhanh chóng và hiệu quả.
Lí do TENTEN khuyên bạn nên sử dụng Dynamic DNS?
Lí do mà chúng tôi gợi ý bạn nên cân nhắc Dynamic DNS là gì? Nó gồm các nguyên nhân sau/;
Với xu hướng sử dụng tên miền DDNS ngày càng trở nên phổ biến. Dynamic DNS cũng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, ví dụ: Camera, nhà thông minh, IOT ,,….
Với hình thức này, bạn có thể dễ dàng chủ động kiểm tra camera, kết nối thiết bị thông minh và điều khiển thiết bị thông minh từ xa một cách dễ dàng và tiện lợi. Không những vậy, khi bạn sử dụng dịch vụ Dynamic DNS sẽ giúp bạn và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng địa chỉ IP tĩnh, chi phí khá cao.
Ngoài ra, giúp công ty bạn có thể bảo trì và vận hành hệ thống trên máy chủ (FTP, mail, server, web, …) mà không cần phải thuê hosting từ ISP.
Dynamic DNS thích hợp với đối tượng người dùng nào?
Các cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ ADSL với địa chỉ IP động hoặc kết nối Internet Dialup gián tiếp. Nếu bạn sử dụng DDNS, bạn hoàn toàn có thể quản lý máy chủ dịch vụ của riêng mình.
Với sự gia tăng nhanh chóng của các thuê bao ADSL, dịch vụ DDNS sẽ được đánh giá rất cao. Thuê bao ADSL có khả năng tự bảo trì máy chủ dịch vụ mà không cần phải thuê dịch vụ lưu trữ email và lưu trữ web đắt tiền từ các ISP. Việc tự bảo trì máy chủ, chỉ có thể thực hiện được với các tổ chức có kết nối kênh thuê riêng trực tiếp, rất tốn kém.
Cá nhân và tổ chức muốn thực hiện các nhiệm vụ truyền tải các dịch vụ máy chủ web, máy chủ thư, máy chủ FTP, v.v. vào Internet.
Máy chủ được kết nối với mạng có địa chỉ IP thường xuyên thay đổi. Đây là câu trả lời cho thắc mắc đối tượng nên dùng Dynamic DNS là gi?
Hướng dẫn bạn cách đăng ký sử dụng Dynamic DNS
Cách để sử dụng Dynamic DNS là gì? Bạn chỉ cần đăng ký tên miền trên hệ thống DDNS. Nếu bạn đã có tên miền, hãy chuyển đổi nó sang DDNS theo hướng dẫn của hệ thống.
Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn tiến hành cài đặt DDNS Client trên máy tính để bắt đầu sử dụng dịch vụ.
Nếu thiết bị đầu cuối ADSL của người dùng hỗ trợ chức năng Dynamic DNS. Người dùng chỉ cần đăng ký trên trang web của nhà sản xuất (miễn phí) để sử dụng DDNS này.
Một số yêu cầu đối với người sử dụng dịch vụ Dynamic DNS
Để sử dụng dịch vụ hệ thống tên miền động của nhà cung cấp VNNIC, người dùng phải:
Đăng ký tên miền có đuôi .vn hoặc .com.vn như Google.com,…
Tải xuống và cài đặt chương trình Dynamic DNS Client từ VNNIC. Sau đó, bạn cấu hình một số thông tin xác thực dữ liệu như tài khoản, tên miền, tên máy chủ, v.v. .
Cập nhật tên miền đã đăng ký trên DDNS theo địa chỉ IP của máy tính.
Đảm bảo máy tính của bạn có thể kết nối từ xa với hệ thống máy chủ dịch vụ DDNS VNNIC thông qua giao thức http và cổng 8888.
Cài đặt hoàn chỉnh phần mềm của nhà cung cấp dịch vụ hệ thống như web, email, apache, … trên máy của bạn. Cung cấp dịch vụ với tên miền đã đăng ký.
Những lưu ý đặc biệt khi dùng Dynamic DNS
Đã có rất nhiều trường hợp người dùng có thể kết nối Internet thông qua cơ chế dịch địa chỉ NAT. Khi sử dụng dịch vụ DDNS, địa chỉ IP được cập nhật trong hệ thống máy chủ DNS của VNNIC chỉ được chuyển đổi sang IP sử dụng (IP thực) khi người dùng kết nối Internet.
Đây là là hệ thống giúp các công ty tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc tổ chức và bảo trì máy chủ, dễ dàng điều khiển các thiết bị từ xa. Đây là lý do tại sao nhu cầu về DDNS đang tăng lên từng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ràng Dynamic DNS và những đối tượng nào nên sử dụng DDNS. Bạn đang muốn xây dựng một trang web của riêng mình
Với bài viết về Dynamic DNS cũng như nhiều thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này, bạn đã có được cho mình thêm kiến thức bổ ích để giải đáp cho thắc mắc Dynamic DNS là gì. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của TENTEN nhé!