Localhost là gì? Cách cài đặt localhost với XAMPP và AppServ
19/02/2021 14:41 pm | Lượt xem : 4504
Contents
1. Tổng quan về Localhost
1.1. Localhost là gì?
Localhost (được ghép từ local – máy tính của bạn và host – máy chủ) là thuật ngữ mô tả một cổng giao tiếp kết nối với máy chủ gốc. Nó được sử dụng để cài đặt và thử nghiệm các website trên máy tính giúp cho việc thao tác và xử lý dữ liệu nhanh hơn. Không mất quá nhiều công sức và không lo mất kết nối như online hosting. Và được ứng dụng bởi nhiều nhà thiết kế website.
Tuy nhiên, vì được đặt trên chính máy tính của người dùng. Nên chỉ có người dùng mới có thể xem được website mà người dùng đã cài đặt trên localhost mà người khác không thể xem được.
Tenten mới ra mắt dịch vụ Gen Hosting x 10 lần tốc độ của ổ SSD thông thường với với chi phí chưa đến 3k/ ngày, dùng thử 30 ngày miễn phí! |
1.2. Phân loại
Như đã nói trên, localhost là một webserver. Được hoạt động không mất phí trên chính máy tính chứa wordpress của bạn. Bên trong localhost chứa rất nhiều ứng dụng khác nhau. Các ứng dụng này nói một cách khác chính là ngôn ngữ lập trình để tạo lập website.
Một số ứng dụng cơ bản có trong localhost như:
+ Apache: Là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ dễ dàng sử dụng mà chúng còn có các tính năng vượt trội hơn cả.
+ PHP: Là một phần mềm thuốc webserver có chức năng xử lý mã PHP, ngôn ngữ mà hầu hết các wordpress đều đang sử dụng.
+ MYSQL: đầy là phần mềm lưu trữ và xử lý cở sở dữ liệu. MySQL rất phổ biến, không chỉ trong IT code mà còn được sử dụng tại các lĩnh vực xử lý thông tin, xử lý dữ liệu, xử lý data.
+ PHPMyadmin: Phần mềm dành cho các quản trị web, để theo dõi và quản lý cá cơ sở dữ liệu từ MySQL.
Do localhost được dùng để vận hành thử nghiệm các trang web do bạn thiết lập offline ngay trên máy tính của bạn. Vì vậy việc dùng các phần mềm trên để xử lý các thao tác trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
1.3. Chức năng
Local host vô cùng hữu ích đối với những chuyên gia máy tính. Chúng có những ưu điểm vượt trội khiến các doanh nghiệp tin tưởng sử dụng đó là:
+ Kiểm tra phần mềm hay ứng dụng website:
Local host được sử dụng rộng rãi trong giới lập trình viên. Khi hệ điều hành giả lập thành một server khi loopback được kích hoạt hay khi họ tạo web app hay phần mềm kết nối mạng Internet. Vì vậy, người dùng có thể dễ dàng tải phần mềm và kiểm tra các kỹ năng khi chúng hoạt động.
+ Kiểm tra tốc độ:
Nếu như bạn là một nhà quản trị mạng, khách hàng cần phải đảm bảo mọi thiết bị và TCP/IP luôn ở trạng thái ổn định. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện kiểm tra kết nối bằng cách gửi ping đến local host. Nếu như sử dụng hệ điều hành Windows, bạn chỉ cần mở command prompt lên và gõ “ping localhost” hay “ping 127.0.0.1”. Lúc này, kết quả sẽ cho biết hệ thống của bạn chạy có tốt không để có thể sửa chữa kịp thời.
+ Chặn site:
Người dùng có thể sử dụng địa chỉ IP của một tên miền thành 127.0.0.1. Khi truy cập vào tên miền đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình không bị chuyển tới server gây hại. Trình duyệt sẽ trả ngược lại server của bạn. Phương pháp này có thể được sử dụng để chặn website nhất định.
Đó là loại thủ thuật mà bạn có thể dùng với loopback để chặn website mà người dùng không muốn truy cập. Loop back hữu dụng để chặn trình duyệt truy cập vào các site chứa virut. Bạn chỉ cần truy cập vào host file để chỉnh sửa thông tin bằng cách tìm địa chỉ IP liên quan tới tên miền.
1.4. Localhost hoạt động như thế nào?
Cách thức hoạt động của localhost không quá phức tạp. Thông thường, sau khi cài đặt localhost vào máy tính, bạn sẽ cần một đường link để truy cập vào đây. Mỗi localhost lại có một địa chỉ IP riêng, ở dạng localhost như http://127.0.0.1. Nếu không, bạn có thể truy cập đường dẫn dạng tổng quát như http://localhost.
Đừng bỏ qua các đường link quan trọng này. Bởi trước khi sử dụng, bạn cần truy cập vào chúng để khởi động các ứng dụng đi kèm kể trên.
Hiện tại, Tenten đang có chương trình mua tên miền .VN chỉ từ 270k, được giảm 100% phí dịch vụ, được tặng 1 năm sử dụng email theo tên miền riêng, được tặng thêm tên miền .shop trị giá 890k |
1.5. Điểm khác biệt giữa localhost và 127.0.0.1
Mặc dù, trong thực tế, Localhost và 127.0.0.1 được dùng để thay thế cho nhau nhưng chúng không giống nhau.
Về chức năng thì cả 2 khá tương đồng. Tuy nhiên, Localhost là một nhãn cho địa chỉ IP chứ không phải IP. Nó có thể được trỏ đến nhiều địa chỉ IP nhưng người dùng cũng hạn chế trỏ đến các địa chỉ IP không thuộc khối địa chỉ riêng cho nó. Do điều này có thể gây ra sự cố cho kết nối Localhost. Trong khi đó, 127.0.0.1 là một khối địa chỉ loopback vì nó có lớp mạng A ở cuối.
Nếu chuyển từ hệ điều hành Windows sang Unix, bạn sẽ thấy loopback đồng nghĩa với localhost. Do đó, bạn có thể dùng file Hosts để chuyển hướng loopback về 127.0.0.1 nhưng nó chỉ mang tính hình thức.
2. Hướng dẫn cài đặt Localhost
2.1. Một số lưu ý trước khi cài đặt
Đầu tiên hãy xóa toàn bộ ứng dụng liên quan tới localhost. Nếu như bạn có cài đặt các phần mêm liên quan đến việc làm localhost như PHP, MySQL thì hãy xoá hết. Đồng thời, người dùng không nên cài XAMPP trên Windows Server đã cài đặt IIS.
+ Lưu ý nếu dùng Skype:
Nếu máy tính đang cài đặt Skype thì localhost sẽ không hoạt động được do Skype đã chiếm quyền sử dụng cổng mạng 80. Đây chính là cổng mặc định của webserver. Do đó, người dùng hãy mở Skype =>Tools => Connection Options => bỏ chọn phần “Use port 80 and 443…” rồi nhập một cổng bất kỳ nào cũng được để Skype sử dụng. Sau khi hoàn tất các thao tác thì hãy khởi động lại máy tính để hoàn tất.
+ Tắt tường lửa:
Nếu máy tính có cài đặt tường lửa từ Windows hay từ một phần mềm Antivirus nào khác thì người dùng hãy tắt đi. Vì rất có thể nó sẽ chặn cổng 80 hoặc các ứng dụng webserver gây cản trở cho việc cài đặt localhost.
+ Tắt UAC trên Windows:
Máy tính mà đang dùng Windows và có bật chức năng User Account Control thì người dùng cũng nên tắt đi khi dùng localhost để tránh các vấn đề bị giới hạn quyền.
2.2. Cài đặt Localhost bằng XAMPP
+ Cài đặt XAMPP
Bước 1:
Bạn download phần mềm XAMPP tại https://www.apachefriends.org/download.html, rồi chọn phiên bản thích hợp cho hệ điều hành đang dùng.
Bước 2:
Sau khi tải xong, bạn mở file để cài đặt, tiếp đến nhấn nút Next.
Bước 3:
Trong hộp thoại Select Components, bạn tick chọn như hình sau rồi và nhấn chọn Next.
Bước 4:
Click chọn ổ đĩa để cài đặt phần mềm XAMPP. Theo mặc định, nó sẽ được cài vào ổ C. Vỉ thế, để không bị mất dữ liệu, bạn nên thay bằng ổ đĩa khác. Sau khi tạo xong thư mục, bạn nhấn Next.
Bước 5:
Khi thanh cửa sổ mới hiện ra. Người dùng bỏ chọn phần “Learn more about Bitnami for XAMPP” rồi tiếp tục ấn Next 2 lần nữa để bắt đầu quá trình cài đặt XAMPP.
Sau khi hoàn tất phần cài đặt, người dùng ấn nút Finish để kết thúc cài đặt. Sau đó, khởi động lại máy sau khi cài đặt xong để tránh tình trạng không khởi động được localhost.
+ Khởi động Localhost
Người dùng vào thư mục đã lưu và mở file xampp-panel.exe lên để bật bảng điều khiển của XAMPP. Người dùng sẽ thấy hai ứng dụng Apache và MySQL có nút Start. Điều này có nghĩa là 2 ứng dụng này chưa được khởi động. Vì thế, người dùng hãy ấn vào nút Start của từng ứng dụng để khởi động Webserver Apache và MySQL Server lên thì mới chạy được localhost.
Sau khi khởi động xong, người dùng hãy truy cập vào website với địa chỉ là http://localhost thì sẽ thấy hiển thị ra trang giới thiệu XAMPP như hình ở dưới đây.
Người dùng hãy ấn vào nút English phía bên dưới để truy cập vào trang quản lý localhost.
2.3. Cài đặt Localhost trên Appserver
Bước 1:
Bạn download phần mềm AppServ tại đường dẫn https://www.appserv.org/en/ về máy.
Bước 2:
Bạn kích hoạt tập tin appserv-win32-2.5.10.exe để tiến hành cài đặt phần mềm.
Bước 3:
Bạn nhấn nút Next và nhấn tiếp I Agree để đồng ý với các Điều khoản và Điều lệ của AppServ.
Bước 4:
Bạn chọn ổ đĩa để cài đặt AppServ. Theo mặc định phần mềm sẽ được cài vào ổ C. Nếu muốn chuyển ổ khác, bạn nhấn Browse…. Sau đó, bạn nhấn nút Next.
Bước 5:
Nếu chỉ cài một trong 4 phần mềm của AppSev. Bạn nhấn chọn phần mềm cần cài bằng cách bỏ tick các phần mềm còn lại. Trong trường hợp cài lần đầu, Hosting Việt khuyến khích bạn nên giữ nguyên cả 4. Sau đó, bạn nhấn nút Next.
Bước 6:
Thực hiện cấu hình Apache cho Localhost
Để thực hiện cấu hình, bạn nhập các thông tin sau:
– Server Name: Tên máy chủ chạy Apache, bạn nhập localhost.
– Admin Email: Địa chỉ email nhận thông báo về “host” khi có thay đổi.
HTTP Port: Mặc định cổng này là 80.
Bước 7:
Cấu hình MySQL cho Localhost
Bạn nhập các thông tin sau:
– Root password: Bạn đặt mật khẩu cho MySQL Database, và username được hệ thống mặc định là root.
– Charecter Sets: Là ngôn ngữ sử dụng cho Database. Bạn nên chọn UTF-8 Unicode để có thể dùng Unikey gõ được tiếng Việt.
– Old Password: Nếu có lỗi lập trình với phiên bản PHP cũ hay xuất hiện lỗi Client does not support authentication protocol requested by server; consider upgrading MySQL client thì bạn click vào mục này.
– Enable InnoDB: Nếu đang dùng InnoDB, bạn nhấn vào đây, tuy nhiên tốt nhất bạn để trống nó.
Bước 8:
Bạn đợi hệ thống hoàn tất việc cài đặt, sau đó nhấn Finish.
Mỗi ngày, Tenten lại có rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp nhất như tên miền quốc tế giá rẻ, mua .VN tặng 1 năm sử dụng email pro, ….cùng rất nhiều chương trình ưu đãi khác, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé!
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI TÊN MIỀN QUỐC TẾ 1K & 9K |