Server bị DDoS là gì? Các loại tấn công khi Server bị DDoS
29/04/2022 09:54 am | Lượt xem : 8022
Bài viết dưới đây của tenten sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về server bị DDoS và các hình thức khi server bị DDoS!
Contents
- Khái niệm tổng quan về Server bị DDOS?
- Lý do tấn công khiến Server bị DDoS là gì?
- Các hình thức tấn công khác khi Server bị DDOS
- Cách nhận biết bị tấn công, Server bị DDoS là gì?
- Các loại tấn công khi Server bị DDoS là gì?
- 3 lỗ hổng bị lợi dụng khi server bị DDoS
- Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Server bị DDOS”
Khái niệm tổng quan về Server bị DDOS?
Tấn công bằng từ chối dịch vụ DDoS là viết tắt của Denial of Service. Chính là hành động ngăn chặn những mối đe doạ tiềm ẩn có khả năng truy cập và kết nối vào một dịch vụ nào đó. Việc này dẫn đến làm tràn ngập mạng, mất kết nối với dịch vụ, kết quả cuối cùng là các máy trạm (Client) không thể truy cập dịch vụ từ máy chủ Server và chính vì thế Anti chống DDOS ra đời.
Tấn công Server bị DoS có thể làm gián đoán hoặc nghiêm trọng là mất kết nối của một máy hoặc cả một hệ thống mạng rất lớn. Mục đích thực sự, kẻ xâm nhập sẽ cố tình chiếm dụng một lượng lớn thông tin hay tài nguyên như băng thông, bộ nhớ… và làm cho các client khác không thể yêu cầu sự truy xuất yêu cầu dữ liệu.
Hành động phổ biến nhất của cuộc tấn công chính kẻ tấn công cố gắng làm ngập lụt mạng của bạn bằng cách gởi những dòng dữ liệu lớn tới mạng hay máy chủ website của bạn. Khi bạn gõ một URL của một website cụ thể vào trình duyệt, bạn sẽ gởi một yêu cầu tới máy chủ của website đó để xem nội dung trang web.
Máy chủ web chỉ có thể xử lý một số yêu cầu cùng một lúc, như vậy nếu như một kẻ tấn công gởi quá nhiều các yêu cầu để làm cho máy chủ đó bị quá tải và nó sẽ không thể xử lý các yêu cầu khác của bạn. Đây chính là một cuốc tấn công “từ chối dịch vụ” vì bạn không thể truy cập vào trang web hay dịch vụ đó nữa.
Lý do tấn công khiến Server bị DDoS là gì?
Để có thể ngăn chặn tấn công Server bị DDoS, trước hết cần biết các động lực để thúc đẩy Server bị DDoS là gì. Hiện nay, Server bị DDoS xảy ra nhằm một số mục đích như sau:
- Tài chính: Tấn công Server bị DDoS thường được kết hợp với tấn công ransomeware. Những kẻ tấn công thường là một phần của một nhóm tội phạm có tổ chức. Thậm chí, các doanh nghiệp đối thủ cũng có thể thực hiện tấn công Server bị DDoS để có được lợi thế cạnh tranh.
- Bất đồng về ý thức hệ: Các cuộc tấn công thường nhắm vào các cơ quan quản lý hay các nhóm biểu tình áp bực trong chính trị. Những cuộc tấn công này thường được tiến hành để hỗ trợ một hệ thống chính trị hay tôn giáo cụ thể.
- Chiến thuật: Trong trường hợp này, tấn công Server bị DDoS thường chỉ là một phần trong các chiến dịch lớn. Đôi khi, các chiến dịch còn kết hợp với tấn công vật lý hay tấn công phần mềm.
- Thương mại: Tấn công Server bị DDoS có thể thu thập được những thông tin hoặc gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp cụ thể. Lấy ví dụ, các cuộc tấn công vào Sony, British Airways…khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào cả ngành công nghiệp ấy.
- Tống tiền: Các cuộc tấn công có thể được sử dụng cho các lợi ích cá nhân, hoặc thậm chí tống tiền.
- Tấn công do nhà nước: Một số cuộc tấn công Server bị DDoS được tiến hành nhằm gây rối loạn trong quân sự cũng như người dân.
Hosting tốc độ cao – Chất lượng tốt [ Tặng miễn phí trọn bộ plugin SEO trị giá 359$ ]
Các hình thức tấn công khác khi Server bị DDOS
Trong một cuộc tấn công server bị DDOS, một kẻ tấn công không chỉ sử dụng máy tính của mình mà còn lợi dụng hay sử dụng hợp pháp các máy tính khác (tham khảo server ảo). Bằng việc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật hay các điểm yếu của ứng dụng, một kẻ tấn công có thể lấy quyền kiểm soát máy tính của bạn.
Sau đó họ có thể lợi dụng máy tính của bạn để gởi các dữ liệu hay các yêu cầu với số lượng lớn vào một trang web hoặc gởi các thư rác đến một địa chỉ email cụ thể. Gọi là tấn công “phân tán – Distributes” vì kẻ tấn công có thể sử dụng nhiều máy tính, bao gồm cả chính bạn để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.
Cách nhận biết bị tấn công, Server bị DDoS là gì?
Với những gì mà Viettel IDC đã chia sẻ về khái niệm server bị DDoS là gì ở phần trên. Có lẽ đa phần chúng ta đã hình dung được những mối vô cùng nguy hại mà các cuộc tấn công server bị DDoS gây ra. Và dưới đây, là một số những dấu hiệu server bị DDoS đang tấn công Website của người dùng mà Viettel IDC muốn chia sẻ đến độc giả:
- Trong quá trình sử dụng, mạng của bạn hay mạng của hệ thống bị chậm bất thường khi truy cập vào Website hay mở các tệp dù mạng Internet vẫn đang ổn định.
- Không thể truy cập vào một trang của Website.
- Không thể truy cập vào nhiều Website.
- Nhận được nhiều thư rác trong tài khoản một cách bất thường.
Trên thực tế, việc nắm rõ về khái niệm Server bị DDoS là gì, cũng như việc nắm bắt nhanh các dấu hiệu bị tấn công, Server bị DDoS từ sớm, sẽ giúp ích không nhỏ trong việc ngăn chặn và hạn chế tối đa việc để lộ những thông tin dữ liệu quan trọng.
Các loại tấn công khi Server bị DDoS là gì?
Khi hiểu được về khái niệm server bị DDoS là gì thì việc nắm và hiểu rõ về các loại tấn công, server bị DDoS là gì cũng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, cũng không khó để người dùng hiểu được các loại tấn công server bị DDoS là gì.
Mặc dù server bị DDoS có những chế độ tấn công ít phức tạp hơn các hình thức tấn công mạng khác, nhưng không vì thế mà người dùng có thể chủ quan trước các cuộc tấn công này, bởi lẽ chúng đang ngày trở nên tính vi và mạng hơn. Hiện nay, có ba loại tấn công server DDoS cơ bản sau:
- Volume-based attacks: Loại tấn công sử dụng lưu lượng truy cập cao để làm ngập băng thông mạng.
- Protocol attacks: Đây là loại tấn công tập trung vào việc khai thác nguồn tài nguyên máy chủ.
- Application attacks: Với loại tấn công này, sẽ chủ yếu nhằm vào các ứng dụng web và được coi là một loại tấn công tinh vi và nghiêm trọng nhất.
3 lỗ hổng bị lợi dụng khi server bị DDoS
Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (và cả những loại tấn công khác) đều phát sinh từ ba loại lỗ hổng chung: monoculture, technical debt và system complexity.
Monoculture
Đây là một thuật ngữ trong kinh tế, là khi ta chỉ quan tâm đến những điều mang lại giá trị. Thật vậy, chúng ta có xu hướng chỉ thích tự động hóa và sao chép các hệ thống. Trong thời đại của cloud và siêu ảo hóa, các bộ phận CNTT thường chỉ tạo một lần, và deploy thường xuyên.
Điều này có nghĩa là, khi tạo một dịch vụ cụ thể, chẳng hạn như workplace của Amazon Web Serivces (AWS), hay một web server, ta sẽ sao chép và sử dụng nó nhiều lần. Điều này tạo ra một Monoculture. Tức là một tình huống mà ở đó hàng chục, hàng trăm sự vật giống nhau cùng tồn tại.
Vì vậy, các hacker tập trung tấn công vào các loại tình huống này. Sở dĩ vì chúng có thể khai thác một lỗ hổng nhỏ để đạt được những thiệt hại cực lớn. Và chỉ cần một malware nhỏ bé cũng đủ để tấn công vô vàn hệ thống lớn.
Technical debt
Các công ti khi bắt đầu triển khai một giải pháp doanh nghiệp mới thường bỏ qua một số bước quan trọng. Có thể là một phần mềm, một triển khai cloud hay một web server mới. Ngành công nghiệp CNTT lâu nay đã xác định rõ các bước quan trọng mà các tổ chức cần đi theo để tạo ra phần mềm và các dịch vụ an toàn.
Đáng buồn là, các tổ chức lại thường bỏ qua những bước quan trọng nhất. Chỉ để tiết kiệm một chút thời gian hay tiền bạc.
Mỗi lần như vậy, các tổ chức này được xem là đang chịu một khoản “nợ kỹ thuật”. Dĩ nhiên, có nợ thì phải trả nợ. Nếu tổ chức không trả lại khoản nợ ấy, bằng cách sửa phần mềm hay cấu hình, các bảo mật dịch vụ quan trọng…, tổ chức ấy sẽ phải chịu hậu quả. Khi đó, họ sẽ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.
Một ví dụ về nợ kĩ thuật có thể được tìm thấy ở các thiết bị IoT. Chúng thường được trang bị khả năng mạng mạnh mẽ. Nhưng lại không có mật khẩu mặc định. Vì vậy, các hacker có thể dễ dàng tranh thủ đưa các thiết bị này vào botnet. Nhưng những người phải trả món nợ kỹ thuật này lại chính là người dùng của các doanh nghiệp ấy.
Độ phức tạp (Complexity)
Các hệ thống với độ phức tạp cao thường sẽ khó để quản lý và theo dõi. Đặc biệt là với các hệ thống được tạo ra quá vội vàng, cẩu thả. Sự tinh tế đúng là cần thiết. Nhưng khi chúng ta tạo ra nhiều hệ thống kết nối hơn, sự phức tạp này lại có thể khiến chúng ta mất đi quyền kiểm soát thông tin của mình.
Các lỗi xảy ra thường dần đến những phần mềm bị dính bug. Khi các phần mềm này được kết nối với các cloud khác, các bug sẽ lan rộng ra các quy mô lớn hơn nữa.
Mong rằng bài viết trên của tenten đã giúp bạn có thêm hiểu biết về server bị ddos. Hãy theo dõi tenten để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về công nghệ. Ngoài ra bạn có thể truy cập http://ipv6test.google.com để kiểm tra kết nối IPv6 của máy cá nhân.
DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Server bị DDOS”
Server bị DDOS là gì | Cách khắc phục DDOS |
Kiểm tra server bị DDoS | Chống DDoS cho VPS |
Cách chống DDoS cho server game | Kiểm tra website bị DDOS |
Cách khắc phục khi bị DDOS | Cách nhận biết DDOS |
Bài viết liên quan
DDoS là gì? Kiểm tra website bị DDoS như thế nào?
DDos/Dos là gì? Giải pháp phòng chống tấn công DDos