Chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính Phủ là gì? Thủ tục cấp thế nào?
05/10/2023 02:58 am | Lượt xem : 3499
Khi thực hiện việc giao dịch điện tử cho các cơ quan thuộc Đảng và Nhà nước, việc sử dụng chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ là bắt buộc. Như vậy, thế nào là chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ? Thủ tục để được cấp gồm những gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên của các bạn.
Dịch vụ chữ ký số rẻ nhất chỉ từ 770.000đ/ năm
Contents
1. Chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ là gì?
Chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ là loại chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp. Nó được dùng trong việc đảm bảo tính toàn vẹn cũng như không thể chối cãi, đồng thời xác thực nguồn gốc của các tài liệu, văn bản trong giao dịch điện tử của các cơ quan thuộc Đảng và Nhà nước.
Không giống như chữ ký số cá nhân hay doanh nghiệp. Để có thể được cấp phép sử dụng Chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ, cần đăng ký tại đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên sử dụng cho Chính phủ.
2. Các dịch vụ cung cấp chứng thực Chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ
Theo quy định của Nhà nước, Ban Cơ yếu Chính phủ là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ trong việc chứng thực chữ ký số chuyên được sử dụng cho Chính phủ. Gồm các dịch vụ sau:
Tạo lập và phân phối lại các cặp khóa
Tạo lập và phân phối lại cho các cá nhân, cơ quan hay tổ chức chữ ký số chuyên sử dụng cho Chính phủ. Cặp khóa bí mật gồm 2 loại khoá là khóa công khai (Public key) và khóa bí mật (Private key). Để thuận tiện cho các bên khi tham gia vào giao dịch điện tử có thể xác minh chữ ký số, khóa công khai sẽ được đăng tải trên các nền tảng cổng thông tin điện tử thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Về việc cung cấp chứng thư sốcủa Ban cơ yếu
Các cá nhân, cơ quan và tổ chức sẽ được cấp cho chứng thư số để sử dụng chữ ký số chuyên dùng cho Chính phủ. Chứng thư số được sử dụng như là một loại giấy tờ điện tử nhằm xác nhận danh tính cũng như các quyền hạn của người ký. Chứng thư số được cấp sẽ có thời hạn kết thúc và có thể được tái gia hạn để có thể tiếp tục sử dụng trong tương lai.
Về việc chứng thư số cần được gia hạn
Hiệu lực của Chứng thư số được cung cấp chuyên dùng cho Chính phủ là trong là 20 năm. Khi chứng thư số hết thời hạn, các cá nhân, cơ quan và tổ chức hoàn toàn có thể yêu cầu gia hạn chứng thư số và tối đa về thời gian được gia hạn là 3 năm.
Về phát sinh nhu cầu thay đổi thông tin của chứng thư số
Khi phát sinh nhu cầu thay đổi các thông tin liên quan đến chứng thư số, các cá nhân, cơ quan và tổ chức sử dụng chữ ký số chuyên sử dụng cho Chính phủ có thể yêu cầu về việc cần thay đổi thông tin của chứng thư số.
Về phát sinh việc cần phải thu hồi chứng thư số
Khi phát sinh một trong những trường hợp dưới đây, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ thu hồi chứng thư số hiện có:
- Chứng thư số đã hết thời hạn sử dụng.
- Do yêu cầu từ phía của chủ sở hữu chứng thư số.
- Chứng thư số hiện có bị làm giả hay đánh cắp.
- Chứng thư số được sử dụng trong các hành vi trái pháp luật.
Về việc khôi phục thiết bị chứa khóa bí mật
Nếu như thiết bị chứa khóa bí mật bị hỏng hay bị đánh mất, các cá nhân, cơ quan và tổ chức sử dụng chữ ký số chuyên sử dụng cho Chính phủ có thể yêu cầu về việc cần khôi phục thiết bị chứa khóa bí mật.
3. Trình tự thủ tục cấp chữ ký sốcủa Ban Cơ yếu Chính phủ
Thủ tục và thứ tự cấp chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ đã được quy định theo Điều 16 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Dựa vào đây, trình tự và thứ tự về thủ tục cấp chữ ký số chuyên sử dụng cho Chính phủ gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Đề nghị được cung cấp chữ ký sốcủa Ban Cơ yếu
cá nhân, cơ quan và tổ chức khi có nhu cầu cần được cấp chữ ký số chuyên sử dụng cho Chính phủ cần phải gửi đề nghị cần được cung cấp chứng thư số đến cho Ban Cơ yếu Chính phủ.
Đề nghị được cung cấp chứng thư số cần được viết thành văn bản, với các nội dung dưới đây:
- Tên của cá nhân, cơ quan và tổ chức phát sinh nhu cầu được cấp chứng thư số;
- Địa chỉ để liên hệ, địa chỉ trụ sở chính;
- Phương thức liên lạc: Số fax, số điện thoại, email;
- Chữ ký số đề nghị được cấp là loại chữ ký số nào;
- Cần bao nhiêu chữ ký số đề nghị được cấp;
- Cung cấp danh sách những người cần được cấp chữ ký số;
- Cung cấp danh sách các loại tài sản kỹ thuật sẽ sử dụng chữ ký số;
- Cam kết chữ ký số sẽ được sử dụng đúng mục đích.
Lưu ý thêm rằng:
- cá nhân, cơ quan và tổ chức khi muốn đề nghị được cấp chữ ký số chuyên sử dụng cho Chính phủ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 15 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
- Đề nghị cần được cung cấp chứng thư số cần được gửi đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cho Ban Cơ yếu Chính phủ.
Bước 2: Quá trình tiếp nhận và thực hiện kiểm duyệt hồ sơ chữ ký số của Ban Cơ yếu
Việc tiếp nhận, kiểm duyệt và trả kết quả sẽ hoàn toàn do Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện. Thông tin của cá nhân, cơ quan và tổ chức đề nghị cấp giấy chứng thư số đồng thời cũng sẽ được bảo mật
Trách nhiệm kiểm tra hồ sơ sẽ do Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện. Trong vòng 03 ngày kể từ ngày hồ sơ được tính là hợp lệ được Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp nhận.
Việc thông báo cho cá nhân, cơ quan và tổ chức sẽ do Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thông báo, đề nghị về việc cung cấp các giấy thông tin thuộc chứng thư số để sửa đổi hoặc bổ sung cho hồ sơ. Dựa vào độ phức tạp của từng loại hồ sơ và số lượng hiện có, việc kiểm duyệt thông qua cho hồ sơ sẽ mất một khoảng thời gian.
Bước 3: Tiến hành bàn giao lại thiết bị chứa khóa bí mật
Khi đã hoàn thành việc kiểm duyệt và được chấp nhận, thiết bị chứa khoá bí mật sẽ được Ban Cơ yếu Chính phủ bàn giao lại cho cơ quan thuộc Đảng, Nhà nước. Thiết bị chứa khoá bí mật sẽ được bảo mật tuyệt đối. Việc bàn giao lại thiết bị được thực hiện diễn ra tại văn phòng của Ban Cơ yếu Chính phủ hoặc của cơ quan thuộc Đảng, Nhà nước.
Cá nhân, cơ quan hay tổ chức khi được bàn giao thiết bị có lưu khoá bí mật, sẽ cần có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản và sử dụng thiết bị sao cho vẫn đảm bảo được tính toàn vẹn và an toàn của chữ ký số.
Bước 4: Chứng thư số được công bố
Sau khi hoàn tất thủ tục bàn giao lại thiết bị lưu khoá bí mật, chứng thư số sẽ do Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của chính Ban Cơ yếu Chính phủ cũng như các kênh thông tin khác thuộc các cơ quản của Đảng, Nhà nước.
4. Liên hệ để nhận tư vấn về chữ ký số của Ban Cơ yếu
Nếu bạn có nhu cầu xin cấp chữ ký số hay quan tâm đến các thông tin liên quan đến chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ, hãy để Tenten tư vấn cho bạn về các quy trình, thủ tục này. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách hiệu quả và thuận lợi nhất. Với kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chữ ký số cùng các vấn đề liên quan, Tenten sẽ cung cấp sự hỗ trợ đáng tin cậy và do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm đăng ký chữ ký số với chúng tôi.
Chữ ký số của chúng tôi đã được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chứng nhận, là giải pháp tối ưu đáp ứng mọi nhu cầu của bạn về việc xử lý và quản lý chữ ký số. Chữ ký số của Tenten đã được Bộ Thông Tin và Truyền Thông chứng nhận đầy đủ giá trị pháp lý và đảm bảo tính bảo mật an toàn cao. Với giao diện thân thiện và khả năng tích hợp linh hoạt, thời gian cấp nhanh chóng, chữ ký số của Tenten sẽ giúp bạn tạo lập, xác thực và quản lý chữ ký số trong môi trường trực tuyến một cách dễ dàng.
Dịch vụ chữ ký số rẻ nhất chỉ từ 770.000đ/ năm
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “chữ ký số của Ban Cơ yếu ”
Chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ
|
ban cơ yếu chính phủ vgca | Hướng dẫn cài đặt chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ | Driver chữ ký số của Ban cơ yếu chính phủ |
chữ ký số của Ban Cơ yếu uy tín | chữ ký số của Ban Cơ yếu tốt | chữ ký số của Ban Cơ yếu | chữ ký số của Ban Cơ yếu 2023 |
Bài liên quan
- Chữ ký điện tử là gì? Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số từ A-Z
- Chữ ký số là gì? Hướng dẫn cách dùng chữ ký số
- Chữ ký số dùng để làm gì? Phân biệt 4 loại chữ ký số
- Câu hỏi thường gặp: Có nên sử dụng chữ ký số giá rẻ không?
- Hướng dẫn 3 bước gắn chữ ký số công cộng vào tài khoản
- Hướng dẫn đăng ký chữ ký số bảo hiểm xã hội chỉ mất 5 phút thực hiện
- Đăng ký chữ ký số cá nhân và chữ ký số cho doanh nghiệp
- USB Token là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng ký số cho người mới