OpenAI sử dụng dữ liệu bản quyền trong huấn luyện AI như thế nào?
29/05/2024 02:50 am | Lượt xem : 883
Sử dụng dữ liệu bản quyền trong huấn luyện AI là một vấn đề phức tạp và đang được thảo luận sôi nổi trên toàn cầu. Vấn đề này càng trở nên rối rắm khi tuần qua, công ty đứng sau ChatGPT là OpenAI lên tiếng khẳng định việc phát triển các hệ thống AI tiên tiến bậc nhất hiện nay sẽ trở nên bất khả thi nếu không có khối dữ liệu bản quyền khổng lồ trong các bộ dữ liệu mà họ đang nắm giữ.
Vậy sử dụng dữ liệu bản quyền trong huấn luyện AI là gì? Hãy cùng Tenten.vn tìm hiểu tiếp.
Kiếm tiền cùng trí tuệ nhân tạo
Bạn sẽ học được gì?
|
Contents
Dữ liệu bản quyền là gì? Những dữ liệu nào được sử dụng trong huấn luyện AI?
Dữ liệu bản quyền là thông tin hoặc nội dung mà quyền sở hữu trí tuệ của nó thuộc về một cá nhân hoặc tổ chức cụ thể. Quyền sở hữu trí tuệ là một nhóm quyền hợp pháp mà một cá nhân hoặc tổ chức có đối với công trình mà họ đã tạo ra. Điều này bao gồm quyền kiểm soát và hạn chế việc sao chép, phân phối, và sử dụng công trình đó.
Các loại dữ liệu thường được bảo vệ bởi bản quyền và thường được sử dụng trong huấn luyện AI bao gồm:
– Văn bản: bao gồm sách, bài báo, blog, báo cáo… Bất kỳ ai viết một đoạn văn bản đều có bản quyền đối với nó, trừ khi họ chuyển giao quyền đó cho người khác.
– Hình ảnh và tác phẩm nghệ thuật: bao gồm hình ảnh, tranh vẽ, hình vẽ, thiết kế… Nghệ sĩ hoặc người chụp ảnh thường sở hữu bản quyền của công trình của họ.
– Âm nhạc và video: bao gồm bài hát, video, phim… Những người sáng tác, biểu diễn, hoặc ghi âm những công trình này thường sở hữu bản quyền của chúng.
– Phần mềm và cơ sở dữ liệu: bao gồm mã nguồn, cơ sở dữ liệu… Những người viết mã hoặc tạo ra cơ sở dữ liệu thường sở hữu bản quyền của chúng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả dữ liệu đều được bảo vệ bởi bản quyền. Ví dụ, dữ liệu công cộng, dữ liệu từ các nguồn mở, và dữ liệu mà chủ sở hữu đã cung cấp giấy phép sử dụng không bị hạn chế bởi bản quyền.
Điều gì xảy ra khi sử dụng trái phép dữ liệu bản quyền?
Việc sử dụng trái phép dữ liệu bản quyền có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, cụ thể hậu quả như thế nào, và đặc biệt là khi sử dụng dữ liệu bản quyền để huấn luyện AI, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm luật sở hữu trí tuệ của quốc gia cụ thể, mức độ vi phạm, và cách dữ liệu bị sử dụng.
Trong nhiều trường hợp, cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền có thể bị phạt tiền. Mức phạt có thể rất cao, tùy thuộc vào mức độ và phạm vi tác động, ảnh hưởng của vi phạm.
Nếu chủ sở hữu bản quyền chứng minh được rằng họ đã bị thiệt hại do việc vi phạm, họ hoàn toàn có thể yêu cầu bồi thường. Chi phí bồi thường có thể bao gồm cả khoản lợi nhuận mà người vi phạm đã kiếm được từ việc sử dụng trái phép dữ liệu bản quyền.
Nghiêm trọng hơn, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có thể bị cấm sử dụng dữ liệu bản quyền hoặc bị hạn chế hoạt động, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nặng nhất, hành vi vi phạm bản quyền có thể dẫn đến hình phạt hình sự, bao gồm cả tù giam.
Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng dữ liệu bản quyền để huấn luyện AI vẫn là một vấn đề mới mẻ, thu hút sự chú ý từ dư luận. Có thể trong thời gian tới, các quốc gia trên thế giới sẽ dần đưa ra những quy định và chính sách cụ thể liên quan vấn đề này.
OpenAI sử dụng dữ liệu bản quyền để huấn luyện AI ra sao?
Huấn luyện AI, hay còn gọi là huấn luyện học máy (Machine Learning), là quá trình mà trong đó một mô hình AI được “dạy” cách thực hiện một nhiệm vụ cụ thể bằng cách sử dụng dữ liệu. Quá trình này thường bao gồm việc cung cấp cho mô hình một tập dữ liệu lớn, được gọi là tập huấn luyện, mà mô hình sử dụng để học và điều chỉnh các tham số của nó.
Theo OpenAI, trong quá trình huấn luyện AI cao cấp, việc né tránh hành vi vi phạm dữ liệu bản quyền là gần như không thể. “Giới hạn dữ liệu huấn luyện trong phạm vi sách báo và tranh ảnh công cộng được tạo ra từ hơn một thế kỷ là không đủ để các hệ thống AI đáp ứng được nhu cầu của người dùng ngày nay”.
Tuy nhiên, OpenAI một mặt bảo vệ cho hành vi sử dụng dữ liệu bản quyền để huấn luyện AI của mình, mặt khác vẫn khẳng định sẽ thông qua các mối quan hệ đối tác và các chương trình bồi thường đã ký kết với phía xuất bản để “hỗ trợ và ủng hộ các nhà sáng tạo nội dung”. Nói là vậy, nhưng công ty này chưa đưa ra thêm bất kỳ chính sách nào nhằm hạn chế đáng kể việc thu thập dữ liệu trực tuyến, bao gồm dữ liệu bản quyền trên các lĩnh vực báo chí, xuất bản và văn học.
Tuyên bố của OpenAI cũng khiến họ phải đối mặt với nhiều rắc rối kiện tụng với một số công ty truyền thông lớn, như The New York Times.
Nhưng OpenAI dường như không có ý định thay đổi phương thức thu thập dữ liệu và quy trình huấn luyện AI của mình – xét những điều “bất khả thi” mà họ đã đề cập đến khi giới hạn dữ liệu huấn luyện nhằm hạn chế vi phạm bản quyền.
Thay vào đó, công ty này muốn lợi dụng cách diễn giải khái niệm “sử dụng công bằng” – là một nguyên tắc pháp lý trong luật bản quyền của Hoa Kỳ, cho phép việc sử dụng hạn chế và không cần xin phép của tác phẩm có bản quyền trong một số trường hợp cụ thể, để cân bằng lợi ích của chủ sở hữu bản quyền với lợi ích công cộng trong việc tạo ra sự tiếp cận và sử dụng tác phẩm văn hóa, giáo dục và thông tin – từ đó cho phép bản thân hợp pháp hóa việc sử dụng khối dữ liệu bản quyền đồ sộ hiện nay.
Trong bối cảnh công nghệ AI tiếp tục thể hiện những khả năng ấn tượng, đặc biệt là giả lập biểu cảm con người, thì có vẻ như cuộc chiến trước tòa xoay quanh vấn đề vi phạm dữ liệu bản quyền bởi các hệ thống, mà ngay từ đầu đã được thiết kế để “nuốt chửng” những khối dữ liệu khổng lồ gồm văn bản, nội dung đa phương tiện, hay các sản phẩm sáng tạo đã đóng dấu bản quyền khác, sẽ càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Kiếm tiền cùng trí tuệ nhân tạo
Bạn sẽ học được gì?
|
Bài liên quan
GPT-4 Turbo với Vision API vừa ra mắt có gì hấp dẫn?
Deep Learning là gì và hoạt động như thế nào?
Marketing trong thời đại GenAI: 5 giải pháp cải thiện chất lượng dữ liệu cho AI
Mô hình khủng 12 tỷ tham số Stable LM 2 của Stability AI vừa ra mắt có gì hấp dẫn?