Dịch vụ đăng ký website với Bộ Công Thương by GMO
03/11/2024 08:01 am | Lượt xem : 433
Đăng ký website với Bộ Công Thương không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là bước quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và củng cố vị thế trên thị trường trực tuyến. Cùng TENTEN.VN tìm hiểu chi tiết hơn nhé
Contents
Dịch vụ đăng ký website với Bộ Công Thương là gì?
Đăng ký website với Bộ Công Thương là quá trình mà các doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện để thông báo và đăng ký thông tin về website thương mại điện tử của mình với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Công Thương. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trực tuyến, nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Văn bản pháp luật
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.
- Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử
- Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
Quy định xử phạt khi không đăng ký website với Bộ Công Thương
Theo khoản 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;
d) Giả mạo thông tin thông báo trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
a) Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;
d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
e) Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
g) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.
Đối tượng áp dụng đăng ký website với Bộ Công thương
Các Website phải đăng ký với Bộ Công Thương là Website thương mại điện tử.
“Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.” (Khoản 8, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Gồm 02 loại chính sau:
a) Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
- Sàn giao dịch thương mại điện tử: Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Các website sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam:batdongsan.com.vn, tuyendung24h,…
- Web khuyến mại trực tuyến: Là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại
- Web đấu giá trực tuyến: Là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó. Các Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nêu trên phải thực hiện thủ tục đăng ký website với Bộ Công Thương
b) Website thương mại điện tử bán hàng:
Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Các hình thức Website thương mại điện tử bán hàng:
- Website giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, công ty kinh doanh (chỉ giới thiệu, không bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp trên web).
- Website bán hàng, cung ứng dịch vụ công ty kinh doanh (Bao gồm có thanh toán trực tuyến và không có thanh toán trực tuyến).
Các website thương mại điện tử bán hàng phổ biến tại Việt Nam: thegioididong.com, fptshop.com.vn,…
Lợi ích của việc đăng ký website với Bộ Công Thương
Việc đăng ký website với Bộ Công Thương mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh trực tuyến. Dưới đây là những lợi ích chính:
- Tuân thủ pháp luật: Đăng ký website với Bộ Công Thương giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành, tránh các rủi ro pháp lý và các hình phạt từ cơ quan chức năng.
- Tạo dựng niềm tin: Khách hàng thường tin tưởng hơn vào các doanh nghiệp có website đã được đăng ký chính thức, điều này giúp tăng cường uy tín và sự minh bạch của doanh nghiệp trên thị trường.
- Bảo vệ thương hiệu: Việc đăng ký giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu của doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc sao chép trái phép.
- Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh: Một website đã đăng ký thường được khách hàng và đối tác đánh giá cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường.
- Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Đăng ký với Bộ Công Thương giúp doanh nghiệp được bảo vệ trước các khiếu nại hoặc tranh chấp pháp lý liên quan đến hoạt động của website, giảm nguy cơ bị xử phạt hoặc đình chỉ hoạt động.
Những lợi ích này không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và thành công trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi: Website của tôi là lĩnh vực bất động sản, cụ thể như là trang để các thành viên lên rao bán nhà đất. Vậy tôi phải đăng ký loại hình nào để phù hợp với quy định?
Trả lời: Website của anh chị thuộc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, cụ thể là sàn thương mại điện tử, chức năng website kết nối giữa người mua và người bán bất động sản, vì vậy cần làm dấu tích đỏ “đã đăng ký với Bộ Công Thương”.
Câu hỏi: Tôi hoạt động website bán các sản phẩm liên quan đến giày dép, vậy tôi cần làm thủ tục gì trong các thủ tục trên?
Trả lời: Đối với các website là các sản phẩm của chính công ty anh chị sản xuất hoặc phân phối sản phẩm dép thì thuộc website thương mại điện tử bán hàng, vì vậy cần làm dấu tích xanh “ Đã thông báo với Bộ Công Thương”
Đọc thêm: Hướng dẫn thông báo website với Bộ Công Thương
Câu hỏi: Công ty tôi có website về tuyền dụng lao động, việc làm, đã hoạt động được 2 năm, vậy tôi có bị phạt không nếu chưa đăng ký với Bộ Công Thương?
Trả lời: Theo quy định website thuộc trường hợp phải đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương khi hoạt động nếu chưa đăng ký thì sẽ bị phạt, cụ thể:
Theo khoản 3,4 Điều 81 Nghị định 124/2015/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;
d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
e) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.
Tuy nhiên, khi cơ quan nhà nước chưa thanh tra kiểm tra và ra quyết định xử phạt, thì doanh nghiệp cần làm ngay thủ tục. Với kinh nghiệm GMO đã xử lý cho nhiều khách hàng, trường hợp này chưa bị phạt và cơ quan nhà nước cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp làm đúng theo quy định.
Nếu Quý khách hàng cần tư vấn hay đăng ký dịch vụ đăng ký website với Bộ Công Thương thì cứ liên hệ Thảo 0909 576 798 nhé