Cách sử dụng WordPress Migration đơn giản nhất 2022
30/06/2022 14:03 pm | Lượt xem : 3216
Bạn đang cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển dữ liệu website WordPress lên hosting bằng cách thủ công (sao lưu dữ liệu, upload, tạo database, import database,…)? Chỉ bằng vài cú click chuột, tenten sẽ hướng dẫn bạn thao tác wordpress migration nhanh chóng bằng Plugin All-in-One WP Migration.
Hướng dẫn chuyển dữ liệu website WordPress
Contents
Bước 1: Sao lưu dữ liệu website WordPress cũ
1.1.Truy cập vào quản trị admin website WordPress để bắt đầu sao chép (backup) dữ liệu.
Vào Plugins → Add new.
1.2. Tìm kiếm Plugin All-in-One WP Migration → Install.
Sau đó chọn Active Plugin.
1.3. Sau khi kích hoạt thành công, vào Plugin All-in-One WP Migration → Export.
1.4. Tại Export To → FILE và chờ tiến trình sao lưu hoạt động (khoản 5 – 30 phút, tùy vào dung lượng website).
1.5. Chọn Close để hoàn tất quá trình sao lưu toàn bộ dữ liệu trên website của bạn.
1.6. Tại Plugin All-in-One WP Migration → Backups → Download để tải file backup về máy tính lưu trữ.
Thế là bạn đã hoàn tất việc sao lưu dữ liệu website WordPress của mình.
Bước 2: Di chuyển dữ liệu qua website WordPress mới
2.1. Khởi tạo Website WordPress mới, chi tiết tham khảo tại đây.
2.2.Tương tự bước 1.2, bạn cũng cài Plugin All-in-One WP Migration và Acitve Plugin trên giao diện WordPress mới.
2.3. Tại Plugin All-in-One WP Migration → Import. Trong Import From → FILE, và upload file đã backup trước đó tại bước 1.6.
Lưu ý: Với phiên bản miễn phí, bạn được phép khôi phục dữ liệu tối đa 200 MB, để tăng mức sử dụng này, bạn phải bỏ thêm 1 khoản phí để đăng ký bản Cao cấp.
2.4. Trong tiến trình Import dữ liệu, hiển thị thông báo như hình dưới → Proceed để tiếp tục.
2.5. Chọn Close để hoàn tất tiến trình Import dữ liệu.
2.6. Cuối cùng bạn chỉ cần thực hiện thao tác trỏ tên miền về IP host WordPress mới (tham khảo hướng dẫn trỏ tên miền tại đây).
Lưu ý: Sau khi khôi phục thành công, tài khoản quản trị website cũ không thay đổi.
Hướng dẫn khôi phục dữ liệu
Đối với một số trường hợp bạn cần khôi phục dữ liệu, thì tại Plugin này đã đáp ứng nhu cầu cho bạn rất tốt.
Tại Plugin All-in-One WP Migration → Backup.
Chọn file sao lưu cần khôi phục → KHÔI PHỤC, tiến trình khôi phục dữ liệu này sẽ diễn ra giống như bước 2.
Bạn có thể tự tạo các file sao lưu này theo hướng dẫn từ bước 1.
Lưu ý: Để thực hiện được tính năng “KHÔI PHỤC” cần phải có phiên bản có bản Quyền (trả phí ) của plugin All In One Migration.
Một số kiến thức về wordpress migration cần biết
1.1. Di chuyển website là gì?
Di chuyển website là một thuật ngữ để chỉ việc chuyển dịch website của bạn sang một cơ sở hạ tầng khác hoặc URL mới. Có 2 tình huống có thể xảy ra khi di chuyển website:
- KHÔNG thay đổi URL: Thay đổi máy chủ của website từ nhà cung cấp hosting này sang nhà cung cấp hosting khác với cơ sở hạ tầng mới nhưng không thay đổi địa chỉ URL gốc của trang.
- CÓ thay đổi URL: URL của website bị thay đổi. Ví dụ: từ địa chỉ “example.com” thành “example.net”..
1.2. Khi nào cần di chuyển website?
Việc di chuyển website có thể cần tốn nhiều thời gian và công sức, đặc biệt đối với website hoạt động đã lâu, có nhiều dữ liệu. Do đó, thông thường quản trị viên sẽ không muốn chuyển đổi website sang máy chủ mới, trừ khi thật sự cần thiết.
Vậy khi nào cần di chuyển một website? Nếu website của bạn đang gặp phải một trong những vấn đề sau thì có nghĩa là đã đến lúc nên cân nhắc chuyển hosting web:
- Website liên tục bị sập.
- Tốc độ tải của website quá chậm. Tham khảo 18 thủ thuật tăng tốc website WordPress
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp không tốt. Những phản ánh của bạn không được giải quyết kịp thời.
- Website đã bị hack nhiều hơn 1 lần. Tham khảo bạn nên làm gì khi website bị tấn công.
1.3. Lời khuyên khi di chuyển website
Để không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của website, khi di chuyển website, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Vẫn duy trì dữ liệu ở máy chủ cũ trong quá trình thực hiện di chuyển website sang hosting mới: Bạn chỉ nên ngừng hoạt động của website WordPress cũ khi chắc chắn rằng mọi thứ đã vận hành trơn tru ở máy chủ mới. Điều này sẽ giúp website của bạn hoạt động liên tục, giảm thiểu tối đa thời gian gián đoạn khi chuyển đổi.
- Di chuyển vào thời gian có lưu lượng truy cập thấp: Việc này sẽ giúp website tránh được một số lỗi trong quá trình di chuyển, đồng thời giúp Googlebot cập nhật lại chỉ mục nhanh chóng hơn.
- Ngừng cập nhật đối với một số cơ sở dữ liệu đặc biệt: Trong thời gian di chuyển website, bạn nên tắt tính năng bình luận và tạm ngừng xuất bản bài đăng, tạo trang mới. Vì trong thời gian chuyển giao này, những dữ liệu mới cập nhật đó có thể bị mất đi khi website cũ ngừng hoạt động. Bạn có thể cập nhật nội dung và bật lại tính năng bình luận sau khi đã hoàn tất quá trình di chuyển website.
Hướng dẫn cách di chuyển website bằng plugin All-in-One WP Migration
Bạn có thể tự mình di chuyển website một cách nhanh chóng với sự trợ giúp của plugin All-in-One WP Migration. Đây là một tiện ích rất hữu dụng, giúp bạn chuyển toàn bộ dữ liệu (bao gồm database, file media, plugin, theme,…) sang hosting mới một cách tự động. Plugin cũng sẽ sửa chữa tất cả các sự cố có thể xảy ra trong quá trình chuyển đổi.
2.1. Cài đặt plugin All-in-One WP Migration
All-in-One WP Migration đang được cung cấp hoàn toàn miễn phí trên kho ứng dụng WordPress. Chính vì thế chúng ta có thể cài đặt plugin dễ dàng trên trang quản trị. Bạn có thể xem thêm hướng dẫn cài đặt plugin nếu chưa nắm được cách làm.
Với phiên bản miễn phí này, người dùng sẽ bị giới hạn dung import tối đa là 500MB. Nếu website của bạn nhiều hơn vậy, bạn bắt buộc phải mua thêm addon Unlimited Extension để import không giới hạn dung lượng.
2.2. Xuất dữ liệu website WordPress trên máy chủ cũ
Để xuất dữ liệu từ website WordPress cũ, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ở trang quản trị WordPress, trên bảng menu phía bên trái, chọn mục “All-in-One WP Migration” -> click vào “Export”.
Hướng dẫn di chuyển website bằng plugin All-in-One WP Migration
Bước 2: Sau khi chọn xong, hệ thống sẽ đưa bạn đến trang “Export”. Tại đây, bạn có thể bắt đầu xuất các dữ liệu của website.
Ở trang này, có một số tùy chọn bạn cần lưu ý như sau:
Mục “Find <text> Replace with <another-text> in the database”: Mục này sẽ hữu ích khi bạn muốn chuyển tên miền/URL hiện tại sang một tên miền hoặc URL mới.
Mục “Advanced options” (Tùy chọn nâng cao): Khi click vào mục này, bạn sẽ có thể loại bỏ một số dữ liệu không cần thiết (ví dụ như không xuất bình luận spam, bản thảo bài viết, thư viện,…) trong quá trình xuất để file nhẹ hơn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta sẽ không loại bỏ bất cứ dữ liệu nào.
Bước 3: Tại “Export to”, chọn “File” để xuất dữ liệu dưới dạng tập tin. Chờ hệ thống thực hiện quá trình sao lưu khoảng từ 5 – 30 phút, tùy vào dung lượng thực tế của trang web.
Bước 4: Sau khi hoàn tất việc sao lưu, hệ thống sẽ hiển thị thông báo.
Bạn click vào liên kết “Download” để tải file dữ liệu về máy tính. Tập tin sẽ được lưu với định dạng *.wpress.
Hoặc bạn cũng có thể vào mục All-in-One WP Migration trên bảng menu -> Backups. Sau đó chọn “Download” để tải file backup về máy tính.
2.3. Nhập dữ liệu website sang máy chủ mới
Sau khi đã khởi tạo website WordPress ở máy chủ mới, bạn cần thực hiện các bước sau đây để nhập dữ liệu:
Bước 1: Cài đặt plugin “All-in-One WP Migration”. Cách thực hiện giống như mục 2.1 trong bài viết này.
Bước 2: Ở trang quản trị WordPress, trên bảng menu phía bên trái, chọn mục “All-in-One WP Migration” -> click vào “Import”.
Bước 3: Hệ thống hiển thị trang để bạn nhập dữ liệu website vào. Kéo thả file backups đã lưu trên máy (ở mục 2.2) vào ô Import.
Ở đây, cần lưu ý rằng bạn chỉ được upload tối đa 120MB. Nếu muốn được nâng cấp lên bản mở rộng để upload tối đa 512MB, bạn có thể truy cập vào link sau và tiến hành download miễn phí: https://import.wp-migration.com/.
Trong trường hợp muốn nhận được hỗ trợ không giới hạn, bạn cần trả 69$ cho dịch vụ chuyển file backups từ máy tính lên hosting mới. Còn nếu muốn chuyển dữ liệu thông qua cloud (như Google Drive) thì mức giá sẽ là 99$.
Bước 4: Hệ thống sẽ hiển thị một cảnh báo với nội dung: “Quá trình nhập sẽ ghi đè lên cơ sở dữ liệu hiện có”. Vì đây là một website WordPress hoàn toàn mới nên bạn sẽ không cần phải lo lắng khi nhìn thấy cảnh báo này.
Nhấp vào nút “PROCEED”, sau đó đợi hệ thống hoàn thành việc nhập dữ liệu. Thời gian chờ đợi sẽ tùy thuộc vào kích thước dữ liệu website của bạn.
Ở bước này, bạn đã hoàn thành việc nhập dữ liệu website sang máy chủ mới. Tuy nhiên, đừng vội bấm nút “Close”. Bạn nên nhấp vào “Permalinks Settings” để cài đặt lại cấu trúc đường dẫn một lần nữa. Việc này sẽ phục hồi file .htaccess và đảm bảo các liên kết của bạn được định dạng đúng.
Bước 6: Sau khi nhấp vào “Permalinks Settings”, bạn sẽ được đưa đến trang đăng nhập của WordPress mới. Do cơ sở dữ liệu đã được di chuyển qua hosting mới nên tên và mật khẩu đăng nhập vẫn giống như trên trang cũ.
Bước 7: Sau khi đăng nhập thành công, ở bảng menu bên trái, chọn “Setting” -> “Permalink”.
Hệ thống hiển thị các thông số liên quan đến permalinks. Đừng thay đổi bất kỳ điều gì ở đây. Chỉ cần cuộn trang xuống và nhấp vào nút “Save Changes” để hoàn tất.
Như vậy, bạn đã hoàn tất việc chuyển website sang hosting mới thông qua sự hỗ trợ của plugin All-in-One WP Migration. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết trên đây, việc di chuyển webiste, chuyển đổi máy chủ của bạn sẽ trở nên đơn giản, thuận tiện hơn.
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “WordPress Migration”
wordpress migration plugin free | wordpress multisite migration |
manual wordpress migration | all-in-one wp migration là gì |
automated wordpress migration | Duplicator |
Backup and restore wordpress site to new server | Servmask |
Bài viết liên quan
03 bước đăng nhập WordPress với tài khoản mạng xã hội
Hướng dẫn 3 bước sử dụng iTheme Security để bảo mật WordPress
Các bước tích hợp liên hệ Ninja Form vào website WordPress