Blacklist dành cho địa chỉ IP có nghĩa là gì? Có phải danh sách đen này là dành cho tên miền không lành mạnh hoặc có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc chung hay không? 

Làm sao để kiểm tra và gỡ địa chỉ ra khỏi danh sách đen? Cùng Tenten.vn tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây.

Blacklist là gì?

Blacklist là gì?

Blacklist là gì?

Blacklist IP là danh sách các địa chỉ IP bị cấm hoặc bị hạn chế truy cập vào một hệ thống, mạng hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Khi một địa chỉ IP được liệt kê trong danh sách đen, nó sẽ không thể truy cập vào tài nguyên hoặc dịch vụ từ phía hệ thống hoặc mạng đó.

Việc blacklisting IP thường được thực hiện để ngăn chặn hoặc giới hạn truy cập từ các website có nội dung nhạy cảm, vi phạm nguyên tắc tên miền hoặc vi phạm pháp luật

Nguyên nhân website bị đưa vào danh sách đen

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến website của bạn bị đưa vào Blacklist, có thể kể đến như là:

  • Trang web của bạn có các hoạt động lừa đảo
  • Gửi mail đến các địa chỉ email ảo
  • Website chứa nội dung không lành mạnh
  • Source của bạn bị chèn mã độc
  • Website không có bản ghi MX
  • Dùng IP động cho Mail Server 

Địa chỉ bị đưa vào Blacklist bị ảnh hưởng như thế nào?

Khi địa chỉ của một trang web bị đưa vào danh sách Blacklist, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các khía cạnh sau đây:

Blacklist

Địa chỉ bị đưa vào Blacklist bị ảnh hưởng như thế nào?

Blacklist hạn chế hành vi trên internet

Khi trang web bị Blacklist, người dùng không thể truy cập hoặc có hạn chế truy cập vào trang web của bạn từ các hệ thống, mạng hoặc dịch vụ áp dụng danh sách Blacklist. 

Từ đó sẽ làm giảm lưu lượng truy cập, số lượng khách hàng và tương tác trên trang web của bạn.

Thứ hạng trên công cụ tìm kiếm

Các công cụ tìm kiếm, như Google sẽ xem xét danh sách Blacklist để đánh giá và xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm. 

Nếu trang web của bạn bị Blacklist thì sẽ bị xếp hạng thấp hơn hoặc không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Và tất nhiên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tìm thấy và truy cập trang web của bạn từ người dùng.

Uy tín và hình ảnh thương hiệu

Khi một trang web bị đưa vào danh sách đen, nó có thể gây tổn hại đến uy tín và hình ảnh thương hiệu của bạn. 

Người dùng có thể đánh giá trang web của bạn là không đáng tin cậy hoặc không an toàn nếu thấy thông báo hoặc cảnh báo từ các công cụ bảo mật hoặc trình duyệt về việc trang web của bạn bị Blacklist. 

Điều này có thể làm mất đi lòng tin và khách hàng có thể tránh tiếp cận hoặc giao dịch với trang web của bạn.

Để giảm thiểu rủi ro bị đưa vào danh sách đen, bạn nên duy trì một môi trường trang web an toàn, đảm bảo tuân thủ các quy tắc bảo mật và quy định liên quan. Ngoài ra, nếu trang web của bạn đã bị Blacklist, bạn cần khắc phục các vấn đề liên quan và yêu cầu xóa trang web khỏi danh sách đen.

Cách kiểm tra IP có bị đưa vào danh sách đen hay không?

Cách kiểm tra IP có bị Blacklist hay không?

Cách kiểm tra IP có bị danh sách đen hay không?

Để kiểm tra địa chỉ IP có bị đưa vào danh sách đen hay chưa, bạn có thể kiểm ta bằng 2 công cụ MXtoolbox và WhatIsMyIPAddress 

Bước 1:

Đầu tiên, bạn truy cập vào 1 trong 2 website chúng tôi kể trên. Sau đó đến mục Blacklist Check

Bước 2: 

Nhập thông tin của IP Server Mail và đợi chờ hệ thống trong vài giây 

Bước 3: 

Cách kiểm tra IP có bị Blacklist hay không?

Cách kiểm tra IP có bị đưa bào danh sách đen hay không?

Xem kết quả:

  • Kết quả xuất hiện biểu tượng LISTED màu đỏ thì website của bạn đã bị cho vào danh sách đen. Để xem nguyên nhân và hướng dẫn gỡ IP khỏi danh sách đen bằng cách nhấn vào Detail.
  • Nếu không có kết quả trên thì website của bạn vẫn bình thường nhé.

Bước 4: 

Để tìm phương án giải quyết tối ưu nhất, bạn hãy click vào phần màu đỏ và thực hiện theo hướng dẫn.

Hướng dẫn gỡ bỏ IP ra khỏi danh sách đen

Đối với Google

Để gỡ IP ra khỏi danh sách đen của Google thì bạn có thể tham khảo một số bước gỡ bỏ như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản Google Search Console của mình để yêu cầu.
  • Bước 2: Tiến hành yêu cầu gỡ IP khỏi danh sách đen, đi kèm với đó là tùy chọn yêu cầu đánh giá và đừng quên cung cấp giải thích chi tiết về cách thức bạn áp dụng để đã sửa chữa trang web của mình như thế nào. 
  • Bước 3: Sau khi gửi yêu cầu, bạn đợi cho Google xét duyệt trong vòng 3 – 7 ngày.

Đối với McAfee

Để gỡ IP ra khỏi blacklist của McAfee, bạn cần:

  • Bước 1: Tạo tài khoản tại trustedsource.org vì McAfee chỉ xử lý yêu cầu xem xét lại qua địa chỉ này. 
  • Bước 2: Nhập URL của bạn tại McAfee Site System/Web Control và kiểm tra xem trang web mình có nằm trong blacklist không. 
  • Bước 3: Hãy giải trình cách khắc phục lỗi và chọn Submit URL for Review để hoàn tất quá trình yêu cầu gỡ IP khỏi danh sách đen của McAfee. 
  • AIVA – Trợ lý ảo toàn năng

    AIVA là một giải pháp trí tuệ nhân tạo toàn diện gồm hơn 300 trợ lý ảo đa năng và thông minh, giúp tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách cung cấp câu trả lời ngay lập tức, thay vì phải tìm kiếm trên Internet hoặc tra cứu tài liệu. Một số tính năng nổi bật của AIVA:

    • Trợ lý viết bài, chuyên gia SEO
    • Trợ lý tạo và viết kịch bản video
    • Trợ lý xử lý và phân tích dữ liệu
    • Trợ lý viết quảng cáo, quản lý mạng xã hội
    • Trợ lý và chuyên gia tư vấn kinh doanh, sale

    Vào nhóm trải nghiệm AIVA tại đây

    ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG AIVA

Kết luận

Hiện nay, Blacklist IP website sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động của website. Do đó, bạn hãy sử dụng các ứng dụng bảo mật, tuân thủ đúng quy định sử dụng tên miền. Cũng như biết cách kiểm tra và gỡ bỏ blacklist nếu không may bị đưa vào danh sách đen nhé.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “blacklist”

IP blacklist check Check IP blacklist Google Kiểm tra IP bạn Check ip
Check spam IP Check blacklist Check IP blacklist Google Check Spamhaus

Bài liên quan

Email spam là gì? Top 4 cách không bị đánh dấu là Email spam

Bỏ ngay 51 từ này nếu không muốn email marketing rơi vào spam

Nguyên nhân và cách khắc phục khi gửi mail vào Spam, Junk-Email

10 cách gửi Email mà không bị vào SPAM

Domain blacklist check là gì? 9 công cụ domain blacklist check hiệu quả nhất

Thẻ: