Hướng dẫn cách cài đặt chứng chỉ SSL cho website 2024
12/09/2022 10:27 am | Lượt xem : 66381
Cài đặt chứng chỉ SSL cho website được xem là việc bảo mật vô cùng quan trọng đối với mọi trang web. Khi thiết kế website, các nhà cung cấp dịch vụ hay đơn vị thiết kế web đều sẽ đề xuất bạn cài đặt tính năng này. Thông thường, cài đặt https (SSL) là miễn phí nhưng nếu sử dụng các dịch vụ, bạn sẽ phải trả một mức chi phí nhất định cho việc duy trì.
Chứng chỉ SSL là chứng chỉ công nghệ cao cấp dùng để bảo mật website. Chứng chỉ này đảm bảo những dữ liệu được truyền từ máy chủ của website đến các trình duyệt riêng tư vẫn an toàn.
Theo xu hướng mới nhất hiện nay thì Cài đặt chứng chỉ SSL cho website sẽ được đánh giá cao hơn. Các thông tin về chứng chỉ SSL và cách cài đặt chứng chỉ SSL cho website sẽ được Tenten chia sẻ ở bài viết hôm nay.
Dịch vụ SSL nổi bật
Contents
Chứng chỉ SSL là gì?
SSL viết đầy đủ bằng tiếng Anh là “Secure Sockets Layer”. Chứng chỉ an ninh công nghệ toàn cầu này giúp các doanh nghiệp khẳng định được độ tin cậy cao cho website của mình. Khi những dữ liệu được truyền từ máy chủ website đến khách hàng truy cập sẽ an toàn và được mã hóa. Các nguy cơ bị can thiệp, hack thông tin sẽ được hạn chế.
Hiện nay chứng chỉ SSL được cung cấp dưới 2 dạng là có phí hoặc miễn phí. Cài đặt chứng chỉ SSL cho website có phí thường có hạn sử dụng dưới 100 ngày. Sau thời gian này bạn phải gia hạn chứng chỉ SSL. Ngoài ra về mức độ bảo mật thì chứng chỉ SSL miễn phí thường không an toàn.
Đặc biệt là có thể tạo nên những xung đột với các plugin được cài đặt trên website. Nếu xui bạn có thể gặp phải những trường hợp đánh cắp thông tin, làm gián đoạn quá trình vận hành website. Bạn có thể Cài đặt chứng chỉ SSL cho website miễn phí để trải nghiệm.
Dùng về lâu dài và muốn khẳng định uy tín của website thì nên cài đặt chứng chỉ SSL cho website có phí. Hiện nay SSL bao gồm các loại chứng chỉ như:
- Chứng chỉ DV – SSL (Domain Validation) dùng để xác thực quyền sử dụng tên miền.
- OV – SSL (Organization Validation) khẳng định chất lượng cho các cổng thương mại điện tử.
- Chứng chỉ EV –SSL (Extended Validation) thích hợp với các trang ngân hàng, tài chính.
- Wildcard SSL Certificate dùng để bảo mật cho các tên miền cấp dưới.
Lợi ích khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website
Cài đặt chứng chỉ SSL cho website mang đến rất nhiều lợi ích cho cả website lẫn khách hàng truy cập vào website đó.
Cài đặt chứng chỉ SSL cho website sẽ giúp mã hóa thông tin tốt. Thế giới internet hiện nay là một cổng thông tin đã chiều, nhiều người truy cập. Bạn sẽ mã hóa được thông tin tốt để tránh mọi truy vấn thông tin theo chiều hướng xấu. Hacker và những kẻ lấy cắp sẽ khó khăn hơn trong việc đánh cắp thông tin từ website của bạn.
Cài đặt chứng chỉ SSL cho website sẽ giúp website của bạn cung cấp tính xác thực đến khách hàng. Hầu hết khách hàng đều đánh giá cao những website có SSL. Bạn sẽ trở thành website đáng tin cậy với đối tác, khách hàng của mình.
Những website muốn nhận thông tin thẻ tín dụng phải có chứng chỉ SSL uy tín. Những website này sẽ phải vượt qua những tiêu chuẩn kiểm tra nghiêm ngặt. SSL Certificate giúp hoạt động này diễn ra nhanh hơn.
Đối với SEO, cài đặt chứng chỉ SSL cho website chiếm một vị trí rất quan trọng. HTTP + SSL sẽ tạo thành tên miền thương hiệu HTTPS. Đây là một trong những tiêu chí đánh giá xếp hạng của Google. Khi bạn đạt HTTPS chứng tỏ bạn bảo mật thông tin tốt, tăng trải nghiệm người dùng cao.
Thương hiệu và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ uy tín hơn với chứng chỉ SSL khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website. Bạn nên cài đặt chứng chỉ SSL cho website của mình sớm để nhận được nhiều quyền lợi khi kinh doanh online.
Dịch vụ SSL nổi bật
Hướng dẫn cách cài đặt chứng chỉ SSL cho website 2022
Bước 1: Thiết lập địa chỉ IP riêng cho máy chủ khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website
Để cung cấp bảo mật tốt nhất, khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website yêu cầu trang web của bạn phải có địa chỉ IP riêng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều gói web hosting nhỏ được thêm địa chỉ IP chia sẻ, mà trong đó nhiều trang web khác nhau sử dụng cùng 1 vị trí (IP) dẫn đến việc khả năng bảo mật thấp và ít đảm bảo hơn
Do đó, với địa chỉ IP riêng, bạn có thể đảm bảo lưu lượng truy cập từ địa chỉ IP chỉ đến trang web của bạn chứ không phải trang web khác.
Nếu chưa có gói địa chỉ IP riêng, bạn có thể yêu cầu đơn vị cho thuê máy chủ / hosting hiện tại nâng cấp tài khoản của mình để có địa chỉ IP chuyên dụng. Để nâng cấp gói IP này, bạn cần thanh toán chi phí theo năm hoặc theo tháng.
Bước 2: Mua chứng chỉ SSL
Trước khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website, bạn cần phải mua chứng chỉ này bằng cách đăng ký với các nhà cung cấp.
Chứng chỉ SSL có thể hiểu là một đoạn chữ cái và chữ số mà chỉ có trang web của bạn mới biết, giống như mật khẩu. Khi khách truy cập trang web của bạn thông qua HTTPS, mật khẩu sẽ được kiểm tra và nếu khớp, nó sẽ tự động xác minh chủ sở hữu trang web là bạn, và nó sẽ mã hóa tất cả mọi thứ trên trang web của bạn để tăng cường tính bảo mật.
Tùy vào chất lượng mà các đơn vị này sẽ niêm yết giá khác nhau cho các sản phẩm của mình.
Bước 3: Kích hoạt chứng chỉ SSL
Ở bước này, bạn cần kiểm tra xem web host của bạn có tự kích hoạt chứng chỉ hay không. Việc kích hoạt các chứng chỉ cần chờ 1 đến 2 ngày để nhận kết quả.
Tuy nhiên, nếu muốn tự kích hoạt chứng chỉ hay làm cho quy trình này trở nên nhanh chóng hơn. Bạn cũng có thể tự thực hiện trong giao diện quản trị IP, web hosting của mình.
Truy cập mục quản trị SSL/TLS và chọn Generate an SSL certificate and Signing Request. Điền đầy đủ thông tin.
Trong khung “Host to make cert for” nhập tên miền của bạn, và khung Contact email có thể để trống. Sau khi điền đầy đủ các thông tin, bạn sẽ thấy cửa sổ giống như dưới đây hiển thị trên màn hình.
Sao chép khối text đầu tiên. Bạn cần sử dụng CSR này để cung cấp cho tổ chức phát hành chứng chỉ SSL để họ có thể thiết lập danh tính cho bạn.
Dán CSR của bạn vào các khung cần thiết. Nó sẽ yêu cầu bạn một email phê duyệt. Đây là địa chỉ email chứng minh bạn sở hữu tên miền. Nếu không có, bạn phải tạo email để lấy được email có chứa chứng chỉ cuối cùng. Thực hiện theo các bước, và sau khi đã hoàn tất địa chỉ email bạn sẽ nhận được file .crt.
Bước 4: Cài đặt chứng chỉ SSL cho website
Các bước tự cài đặt chứng chỉ SSL cho website tương đối đơn giản. Sau khi đã có chứng chỉ trong tay, tất cả những gì bạn cần làm là dán nó vào bảng điều khiển web host. Nếu đang sử dụng WHM.Cpanel, từ menu SSL/TLS bạn click chọn Install an SSL Certificate.
Dán nó vào hộp đầu tiên rồi nhấn Submit. Bây giờ bạn có thể thử truy cập trang web của mình thông qua https://www.domain.com.
Bước 5: Cấu hình trang web
Sau khi đã cài đặt chứng chỉ SSL cho website và thiết lập chứng chỉ SSL, bạn cần cấu hình lại trang web của mình cho phù hợp với các hoạt động sắp tới.
Bạn có thể cập nhật tất cả các liên kết đến các trang web đích sử dụng liên kết HTTPS. Điều này để liên kết tất cả các trang trỏ đến các URL nhạy cảm.
Tuy nhiên nếu muốn đảm bảo người dùng chỉ có thể sử dụng các trang cụ thể an toàn dù họ có liên kết gì đi nữa, cách tốt nhất là sử dụng phương pháp tiếp cận phía máy chủ để chuyển hướng người dùng không phải là HTTPS.
Để làm được điều này bạn chèn thêm đoạn code snippet vào đầu trang bảo mật. Đây là một trong số các code snippet trong PHP:
// Require https
if ($_SERVER[‘HTTPS’] != “on”) {
$url = “https://”. $_SERVER[‘SERVER_NAME’] . $_SERVER[‘REQUEST_URI’];
header(“Location: $url”);
EXIT;
}
Một cách tiếp cận phía máy chủ khác là sử dụng mod-rewrite. Điều này không yêu cầu bạn phải thay đổi bất kỳ file trang web nào, nhưng sẽ phải chỉnh sửa cấu hình apache. Dưới đây là một mod-rewrite:
RewriteEngine On
RewriteCond %{HTTPS} off
RewriteRule ^(cart/|checkout/) https://%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI}
Điều này sẽ đảm bảo nếu ai đó truy cập trang web thông qua HTTP, chúng sẽ tự động được chuyển hướng đến HTTPS.
Một số lỗi có thể gặp khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website
Sau khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website cho website có thể xảy ra một số lỗi với website của bạn.
Bị lỗi hình ảnh CDN sau khi đăng ký SSL. Nhiều hình ảnh trên website của bạn bị lỗi vì liên kết không an toàn. Hoặc do những chuyển hướng trên web của bạn thay đổi dẫn đến những lỗi này.
Một số website sẽ thất xuất hiện thông báo “Not Secure”. Đây là thông báo liên kết thông an toàn. Bạn có thể xóa toàn bộ bộ nhớ Cache và tiến hành tải lại trang.
Ngoài ra, còn một số lỗi khi cài đặt chứng chỉ SSL cho website như:
- This connection is untrusted có nghĩa là kết nối không đáng tin cậy.
- SSL connection Error or SSL Protocol Error: Lỗi liên quan đến các giao thức SSL.
- Your connection is not private or secure: Kết nối không an toàn hoặc không riêng tư…
Tùy theo từng lỗi để có những cách xử lý khác nhau. Thường gặp những lỗi này thì quản trị viên thường hay thêm các chứng chỉ khác, thiết lập lại thời gian cho website hoặc truy cập tạm thời không có SSL…
Dịch vụ SSL nổi bật
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “cài đặt chứng chỉ ssl cho website”
Cài đặt chứng chỉ SSL cho Chrome | Cài đặt SSL trên cPanel |
Cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí trên Windows Server | Cài SSL free cho website |
Cài SSL cho website WordPress | Cài đặt SSL trên Ubuntu |
File chứng chỉ SSL | Hướng dẫn cài đặt certificate |
Bài viết liên quan
SSL là gì? Hướng Dẫn 5 phương pháp kiểm tra SSL Checker Online có được cài đặt đúng hay không?
Nguyên nhân lỗi ssl_error_no_cypher_overlap và 3 cách khắc phục
Hướng dẫn cách tạo và cài đặt chứng chỉ Free SSL cho doanh nghiệp 2022
Làm thế nào để khắc phục lỗi err_ssl_version_or_cipher_mismatch ?