Cấu trúc silo là gì? 3 bước tổ chức silo cho website hiệu quả
16/12/2022 07:50 am | Lượt xem : 3183
Nói tới tiếp cận khách hàng theo hình thức trực tuyến, chắc chắn không thể bỏ qua website. Mỗi trang web hiện nay như một công cụ tuyên truyền thay cho các doanh nghiệp, nhãn hàng hay thậm chí là cá nhân. Nhưng để thu về lượng traffic cao cho website thì không thể thiếu cấu trúc silo. Vậy thực chất cấu trúc này là gì và làm sao để tổ chức hợp lý? Theo dõi ngay bài viết này của Tenten.vn để tìm hiểu nhé!
Contents
1. Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc silo là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với người làm web. Còn với những người mới bắt đầu thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Nói đơn giản thì cấu trúc silo là một kiểu kiến trúc website. Trong đấy, người điều hành web sẽ tạo nhóm sao cho cô lập và liên kết các nội dung về một chủ đề.
Cụ thể, mỗi silo sẽ chứa một trang silo chính và các nội dung vệ tinh có liên quan. Các nội dung này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Còn với các silo lớn thì nội dung bên trong chúng hoàn toàn không liên quan đến nhau. Điều này giúp nội dung website được thể hiện rõ ràng và gọn gàng hơn. Tăng điểm tối ưu SEO lên top của google.
Liên kiết giữa các silo và liên kết bên trong silo được gọi chung là internal link. Đây là một trong những phương pháp silo ảo hiệu quả nhất.
2. Lợi ích khi tạo cấu trúc silo
Nhìn chung thì bạn đã được tìm hiểu sơ qua về cấu trúc này. Tuy nhiên, tạo cấu trúc silo còn có những lợi ích bất ngờ mà có thể bạn chưa biết. Sau đây là một vài lợi ích đặc biệt của silo mà bạn không thể bỏ qua.
2.1. Tăng điểm bài viết trên google
Không phải ngẫu nhiên mà các bài viết trên website luôn cần tối ưu hoá. Và cũng không phải tự nhiên mà có những bài viết hiện ở top 1 trên google. Tất cả đều cần sử dụng thủ thuật, trong đó có cấu trúc silo.
Cấu trúc này có khả năng giúp Google dễ dàng tìm kiếm đến trang của bạn. Bởi lẽ trong silo có phần internal link, khi các nội dung trong một silo liên kết với nhau thì sẽ đảm bảo website dễ lên top, vượt xa hàng trăm nghìn trang web khác.
2.2. Giúp cải thiện thứ hạng trên Google
Bất kì ai làm SEO cũng cần phải quan tâm đến thứ hạng trang web. Nếu bạn chưa biết thì PageRank (viết tắt là PR), đây là công thức đánh giá giá trị của một website trên Google. Kết quả cuối cùng được tính dựa trên số lượng và chất lượng của các trang liên kết đến nó.
Trong đó, Backlink là phương tiện chính để PageRank đi vào trang. Còn internal link là cách PageRank “di chuyển” giữa những trang đó. Từ đó giúp cải thiện điểm số của trang trên Google.
Bên cạnh đó, bản chất của silo là tập hợp các nội dung tương đồng với nhau. Vậy nên các internal link đều có mối liên hệ mật thiết về ngữ cảnh hoặc nội dung. Google sẽ nhờ vậy mà dễ dàng hiển thị trang làm tốt điều này. Ví dụ, trang của bạn có những internal anchor:
Blinks.
Lisa, Rose.
YG Entertainment
=> Google sẽ căn cứ vào đó để suy luận rằng trang này đang nói đến Black Pink.
2.3. Tăng khả năng điều hướng trên website
Bên cạnh việc cải thiện SEO, cấu trúc silo còn giúp tăng khả năng điều hướng trên website. Và tăng trải nghiệm của người dùng. Bởi chỉ trong một bài viết, người đọc có thể dễ dàng đi tới bài viết khác có chủ đề liên quan. Họ sẽ tiết kiệm được khá khá thao tác và hình thành thói quen theo dõi trang.
3. Cách tạo cấu trúc Silo cho website
Để silo hoạt động tốt thì bạn cần thực hiện theo các bước khoa học. Cụ thể như sau:
3.1. Xác định chiến lược chủ đề
Khi bắt tay vào xây dựng một website chuyên nghiệp, bạn cần xác định chủ đề. Cấu trúc silo cũng cần trải qua bước như vậy, nhưng sẽ cần chú trọng vào nội dung nhỏ để tạo nên tài nguyên web tổng thể. Ví dụ như: website của bạn chuyên về hosting thì cần nghiên cứu những chủ đề (keyword) liên quan đến hosting và đang được nhiều người quan tâm.
Bên cạnh đó, để tạo nên cấu trúc tốt nhất thì bạn cũng nên tự đặt câu hỏi như: Trang web này nói về cái gì, mục tiêu để làm gì,… Hay giá trị của chúng mang tới người đọc là gì? Từ đó bạn sẽ xây dựng được “nền móng” vững chắc.
3.2. Lên ý tưởng về cấu trúc silo
Sau khi xác định được những chủ đề lớn và chủ đề nhỏ mình sẽ làm trên website. Bạn cần đưa ra chiến lược và bố cục cho silo. Ví dụ như đưa cấu trúc theo nhãn hàng hay loại hình sản phẩm,…
3.3. Tạo cấu trúc liên kết và xây dựng silo
Bước này hiểu đơn giản là bạn chọn cách phù hợp nhất để kết nối các trang vào với nhau. Có thể thêm những backlink trong mỗi silo để tăng PageRank các trang. Sau đó bạn có thể tạo được cấu trúc silo hoàn hảo cho web của mình.
Trên đây là những chia sẻ của Tenten.vn về cấu trúc silo mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Đừng quên truy cập website Tenten.vn để tìm hiểu thêm về silo và website nhé!
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “cấu trúc silo”
Silo la gì | Cấu trúc website |
Silo xi măng | Kho silo là gì |
Cấu trúc landing page | Các loại cấu trúc website |
Internal Link | Silo stardew valley |
Bài viết liên quan
Backlink là gì? Backlink 2.0 là gì? Lợi ích tuyệt vời cho SEO
Backlink dofollow là gì? Hướng dẫn 3 bước backlink building