CV là viết tắt của từ gì? Cv xin việc là gì?
02/03/2022 11:40 am | Lượt xem : 10620
Bạn chưa viết CV xin việc là gì? Bạn muốn viết một CV xin việc hoàn chỉnh? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!
Contents
1. CV XIN VIỆC LÀ GÌ? CV là viết tắt của từ gì
CV xin việc là gì? CV là viết tắt của “Curriculum Vitae”.
CV xin việc là một bản tóm tắt thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc,… của bạn. Thông thường bạn sẽ cần viết CV xin việc cùng với đơn xin việc và gửi đến các nhà tuyển dụng, các phòng/ban nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ chức, công ty hay đơn vị mà bạn muốn ứng tuyển.
Một bản CV xin việc thông thường sẽ bao gồm một số thông tin như sau:
- Thông tin cá nhân: họ và tên, email, số điện thoại, ngày tháng năm sinh, địa chỉ…
- Kinh nghiệm làm việc của bạn ở vị trí tương đương hoặc ở những vị trí có liên quan.
- Trình độ học vấn của bạn.
- Các thành tích đạt được trong quá trình làm việc, học tập của bạn.
- Các kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển.
Đọc kỹ mô tả công việc
Ngoài ra, bạn cần đọc kỹ mô tả công việc để xem liệu nhà tuyển dụng có yêu cầu thêm thông tin hay bằng cấp, chứng chỉ đặc biệt nào không. Tặng 2 năm miễn phí combo: .id.vn + ssd hosting startup 1 + email server pro 1
2. Viết CV xin việc: TẦM QUAN TRỌNG
Hồ sơ xin việc là một công cụ giúp bạn thể hiện bản thân, khẳng định năng lực ngay từ những bước đầu tiên tới nhà tuyển dụng. Thông qua CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra được những đánh giá ban đầu về năng lực, giá trị và sự phù hợp của bạn với công việc.
Qua CV xin việc nhà tuyển dụng thấy được những thứ họ cần
CV xin việc được coi là công cụ tiếp thị của bạn đối với những nhà tuyển dụng nhân sự. Do đó, thông qua CV xin việc, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có những thứ họ cần. Một CV xin việc độc đáo, ấn tượng và chỉn chu sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng.
Thông qua CV xin việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá phần nào rằng liệu bạn có phù hợp với công việc hay không.
Ví dụ bạn muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán, bạn nên trình bày CV xin việc một cách tỉ mỉ, chi tiết và khoa học nhất. Sự chăm chút và cẩn thận của bạn có thể giúp nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc và niềm đam mê của bạn với công việc đó.
Nếu bạn muốn ứng tuyển vào các vị trí sáng tạo nội dung, nhân viên truyền thông hay các mảng thiết kế, bạn nên lựa chọn các CV xin việc có tính sáng tạo cao, trình bày nội dung một cách hài hòa, mạch lạc.
3. Viết CV xin việc: NHỮNG LƯU Ý
Thông thường, các nhà tuyển dụng cũng không có nhiều thời gian trong việc đọc CV xin việc. Do đó, thông tin trong CV xin việc cần súc tích, được chọn lọc kỹ càng. Nếu viết quá dài dòng, lan man, nhà tuyển dụng sẽ không chú ý được đến những điểm nổi bật của bạn.
Chú ý những lỗi nhỏ
Khi viết CV xin việc, bạn cũng nên chú ý tới những lỗi nhỏ nhưng rất gây phản cảm như lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi font. Để giảm thiểu rủi ro mắc lỗi chính tả, bạn hãy kiểm tra 2-3 lần sau khi hoàn thành. Để chắc chắn hơn, bạn có thể sử dụng những công cụ kiểm tra chính tả miễn phí, ví dụ như google docs…
Khi lựa chọn font chữ, hãy chọn những font đã việt hóa và những font chữ có đường nét phù hợp và thể hiện được mục đích của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn một cỡ chữ phù hợp khoảng từ 12-14, không nên nhỏ quá hay to quá sẽ khiến nhà tuyển dụng khó đọc hoặc khiến CV xin việc trở nên mất cân đối.
4. Viết CV xin việc: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Thông tin cá nhân trong bộ CV xin việc là những thông tin mà nhà tuyển dụng nhìn thấy đầu tiên khi đọc CV của bạn. Thông tin cá nhân bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, email, số điện thoại, có thể có một số thông tin về mạng xã hội như facebook, linkedin…
Đây là phần tạo ra sự khác biệt với các ứng viên khác
Đây là phần đầu tiên giúp nhà tuyển dụng phân biệt bạn với các ứng viên khác. Thông tin cá nhân cũng là phương tiện để nhà tuyển dụng liên hệ lại với bạn, do đó phần này bạn cần điền chính xác để không bỏ lỡ bất cứ thông tin nào.
[su_button url=”https://tenten.vn/hosting/combo-danh-rieng-cho-sinh-vien” target=”blank” style=”flat” background=”#e50820″ color=”#ffffff” size=”4″ icon=”icon: hand-o-right”]Xem 5 CV mẫu tại đây (kéo xuống mục các mẫu giao diện)[/su_button]
5. Viết CV xin việc: KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
Trong CV xin việc của mình, bạn cần điền kinh nghiệm làm việc một cách mạch lạc, theo dòng thời gian. Phần kinh nghiệm làm việc sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ những công việc bạn từng làm, vị trí của bạn trong những công việc đó.
Đối với những người đã có kinh nghiệm, bạn nên tập trung thể hiện rõ một số điểm mạnh của mình đối với vị trí bạn ứng tuyển. Đối với những bạn mới ra trường hay còn là sinh viên chưa có kinh nghiệm, bạn có thể ghi kinh nghiệm của mình khi tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, hoặc chú trọng hơn vào phần kĩ năng của bản thân.
6. Viết CV xin việc: PHẦN KĨ NĂNG
Kỹ năng cũng là một phần rất quan trọng, được nhà tuyển dụng đánh giá cao khi quyết định tuyển dụng một ứng viên cho đơn vị của mình.
Những kỹ năng được đánh giá cao
Trong đó, có thể kể tới một số kĩ năng mà nhà tuyển dụng đặc biệt chú trọng và đánh giá cao như kĩ năng chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ, tin học văn phòng, kĩ năng làm báo cáo, quản lí dự án, kĩ năng thiết kế, kĩ năng nghiên cứu, phân tích dữ liệu, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đàm phán, tư duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lí đội nhóm, sắp xếp và lập kế hoạch, quản lí thời gian, khả năng thích nghi, khả năng chịu áp lực, kĩ năng tư duy sáng tạo, trí tuệ cảm xúc…
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về 10 bí kíp viết kĩ năng trong CV tại đây.
KẾT LUẬN
Trước khi viết được một CV xin việc tốt, độc đáo và chuyên nghiệp. Đầu tiên, bạn cần biết CV xin việc là gì. Tiếp đó, bạn cần có một CV xin việc hoàn thiện, đầy đủ, đáp ứng được tất cả các yếu tố về nội dung. Hãy ghi nhớ thật kỹ những phần trên để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin về bạn. Xem thêm về cách chọn ảnh CV tại đây. Tăng 300% hiệu suất công việc với AI
Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo những mẫu CV xin việc đẹp thì hãy chọn tại đây.
Bạn sẽ học được gì?