Khái niệm Proposal là gì? Hướng dẫn chi tiết cách viết Proposal cho newbie
01/07/2024 03:03 am | Lượt xem : 1727
Proposal là gì? Loại tài liệu được sử dụng để thể hiện ý tưởng, đề xuất một kế hoạch, một dự án hoặc một ý tưởng cho một cá nhân, một tổ chức hoặc một doanh nghiệp khác. Nó có thể được viết hoặc trình bày dưới dạng văn bản, bảng tính hoặc bài thuyết trình để trình bày chi tiết về mục tiêu, phương pháp, lợi ích và kế hoạch thực hiện của đề xuất.
Hãy theo dõi ngay bài viết của Tenten.vn để biết cách viết một Proposal chuyên nghiệp nhé.
AI Easy Content – Trợ lý ảo tạo sáng tạo nội dung
Contents
Proposal là gì? Proposal là gì?
Proposal là một tài liệu trình bày về một dự án, kế hoạch hoặc ý tưởng. Proposal thường được sử dụng để thuyết phục một đối tượng cụ thể, chẳng hạn như nhà đầu tư, khách hàng, hoặc cấp trên, về tính khả thi và lợi ích của dự án, kế hoạch hoặc ý tưởng đó.
Proposal là gì thường bao gồm các nội dung sau:
- Tóm tắt: Tóm tắt ngắn gọn về dự án, kế hoạch hoặc ý tưởng.
- Giới thiệu: Giới thiệu về dự án, kế hoạch hoặc ý tưởng.
- Mục tiêu: Mục tiêu của dự án, kế hoạch hoặc ý tưởng.
- Giải pháp: Cách thức thực hiện dự án, kế hoạch hoặc ý tưởng.
- Lợi ích: Lợi ích của dự án, kế hoạch hoặc ý tưởng.
- Kết luận: Kết luận về dự án, kế hoạch hoặc ý tưởng.
Proposal có thể được trình bày dưới dạng văn bản, bảng biểu, sơ đồ hoặc hình ảnh. Proposal cần được trình bày một cách rõ ràng, súc tích và thuyết phục để đạt được mục đích của nó.
Cấu trúc của Proposal là gì?
Một bản Proposal tiêu chuẩn thường bao gồm 4 phần chính mà người thực hiện cần lưu ý như sau:
Phần 1: Giới thiệu Proposal là gì?
Trước hết, Proposal cần có một phần giới thiệu về thông tin cơ bản liên quan đến nội dung của Proposal để đưa ra cái nhìn tổng quát nhất có thể.
Thành phần nội dung giới thiệu của Proposal thường bao gồm:
- Tên dự án/ chương trình và loại hình (ví dụ: Hội thảo, chương trình khuyến mãi, quảng cáo,…)
- Giới thiệu về người gửi Proposal và lý do gửi bản Proposal này.
- Danh sách các bên tham gia và người chịu trách nhiệm chính.
- Các đầu mục công việc cần phải thực hiện.
- Khung nội dung chương trình.
- Thông tin liên hệ.
Phần 2: Nhu cầu, bài toán của khách hàng cần giải quyết
Phần này là rất quan trọng và quyết định đến thành công của Proposal. Ở phần này, cần tạo sự hấp dẫn với đối tượng mua hàng, làm cho họ thấy Proposal có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Nếu làm tốt phần này, cơ hội đạt được sự đồng ý từ phía khách hàng sẽ cao hơn rất nhiều.
Phần này cần thể hiện được các ý như sau:
- Dự án/ chương trình này nhằm mục đích gì.
- Thông tin về Thời gian và địa điểm.
- Timeline chi tiết cho các hạng mục công việc trong dự án/ chương trình.
Phần 3: Nội dung chính & Mô tả chi tiết của dự án
Phần nội dung của propsal, cần chú ý trình bày chi tiết, khoa học giúp khách hàng dễ nắm bắt các nội dung:
- Concept được thể hiện trong dự án/ chương trình.
- Lợi ích, thuận lợi mà dự án/ chương trình mang lại cho đối tác, khách hàng.
- Chi phí mà đối tác, khách hàng cần chi trả cho dự án/ chương trình này.
Phần 4: Thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của doanh nghiệp
Phần cuối của Proposal thường là phần để thể hiện năng lực, kinh nghiệm thực hiển của bên đưa ra kế hoạch. Nó cũng đóng vai trò rất lớn đến sự chấp nhận hợp tác của đối tượng mua hàng. Viết nội dung cho phần này cần phải phân bổ đầy đủ, hợp lý để khách hàng ấn tượng:
- Giới thiệu về doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức, các team và cá nhân.
- Các khách hàng, dự án đã hợp tác thành công với doanh nghiệp.
- Các giải thưởng, chứng nhận thành tích đã từng đạt được của doanh nghiệp.
Template cơ bản của Proposal là gì
Sau khi biết Proposal là gì thì dưới đây là template cơ bản mà bạn có thể tham khảo nhé:
Chia sẻ bí quyết viết Proposal chuyên nghiệp
Một Proposal chuyên nghiệp sẽ thể hiện các ý tưởng sao cho làm nổi bật những chi tiết độc đáo về doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, từ Proposal đó tạo nền tảng dựa trên sự tin tưởng, hài lòng trong mối quan hệ khách hàng – marketer, agency – client. Dưới đây là những gợi ý để bất cứ ai cũng có thể viết Proposal chuyên nghiệp:
Chăm chút hình thức của Proposal
Hình thức của Proposal dễ dàng gây ấn tượng và tạo thu hút khi lần đầu tiên khách hàng đọc Proposal. Vì vậy, cần đầu tư, chăm chút về hình thức khi viết Proposal. Có thể tham khảo các website thiết kế mẫu Proposal để tạo cho mình một bản Proposal đẹp mắt, ấn tượng nhất, tạo được thiện cảm hơn từ phía khách hàng.
Ngắn gọn, dễ hiểu
Theo nghiên cứu, một Proposal điển hình thường có chiều dài từ 2.000 đến 3.500 từ (4-7 trang) là vửa đủ.
Và tất nhiên, một proposal chuyên nghiệp là sử dụng các câu văn, từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu sao cho rõ ràng ý tưởng và ý kiến cần truyền đạt.
Tập trung vào khách hàng
Khách hàng luôn là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh. Một chiến lược kinh doanh thành công chính là một chiến lược đáp ứng được insight khách hàng. Vì vậy, viết proposal nội dung trọng tâm phải nhắm đến làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng plan chi tiết
Nên tạo proposal chi tiết tất cả các đề mục bao gồm các hoạt động, sự kiện sẽ diễn ra, công việc triển khai, nhân sự phụ trách, thậm chí là các con số về tài chính thật chi tiết.
Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh
Khi lên kế hoạch và viết proposal, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu đối thủ và chỉ ra những điểm nổi bật so với họ để tăng cường khả năng thuyết phục khách hàng. Bạn cần đặt deadline cho proposal là cần thiết để hoàn thành đúng tiến độ, phân chia công việc sao cho hợp lý trong khoảng thời gian nhất định.
Kết luận
Hy vọng bài viết dưới đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về proposal là gì và biết cách tự tạo cho mình một chiếc proposal thật chỉn chu và chuyên nghiệp nhé.
AI Easy Content – Trợ lý ảo tạo sáng tạo nội dung
Tin bài liên quan
Trình quản lý quảng cáo là gì? Cách vào trình quản lý quảng cáo trên Facebook
Marketing trong thời đại GenAI: 5 giải pháp cải thiện chất lượng dữ liệu cho AI