Bạn có biết 90% người dùng sẽ không click vào các kết quả tìm kiếm nằm ở trang thứ 2 trên Google? Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu không xuất hiện ở vị trí từ 1 – 10 trên Google khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp của bạn đã mất đi 90% cơ hội bán hàng. Và đó chính là lý do bạn cần hiểu SEO là gì và vì sao bạn nên quan tâm đến kênh marketing này.

SEO là gì

SEO là gì

Contents

1. SEO là gì? SEO website là gì?

SEO là gì? SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization – nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là tập hợp các giải pháp nhằm mang về cho website của bạn các lượt traffic chất lượng và miễn phí từ những công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.

SEO sẽ giúp khách hàng truy cập vào website mà không mất bất kỳ khoản chi phí nào cho công cụ tìm kiếm. SEO càng tốt thì website của bạn sẽ có xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm, từ đó đạt được những mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp hướng đến.

6 loại hình SEO phổ biến nhất hiện nay:

+ SEO tổng thể: là tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng.
+ SEO từ khóa: chỉ tập trung tối ưu hóa từ khóa để tăng thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm như Google.
+ SEO Social: kết hợp phát tán trên Facebook hay Twitter với SEO Google để góp phần nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.
+ SEO ảnh: tối ưu hoá giúp hình ảnh sản phẩm, hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác.
+ SEO App: giúp app xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile.
+ SEO Local: phù hợp với các hình thức kinh doanh tại địa phương, thu hút khách hàng tiềm năng ghé đến cửa hàng tốt nhất

SEO onpage là gì?

SEO onpage là gì

SEO On-page là gì

SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa các trang web riêng lẻ để xếp hạng cao hơn và kiếm được lưu lượng truy cập phù hợp hơn trong các công cụ tìm kiếm. On-page đề cập đến cả Content và mã source code HTML của một trang có thể được tối ưu hóa. Trái ngược với SEO Off-page có liên quan đến các backlink và các tín hiệu bên ngoài khác.

SEO offpage là gì?

seo offpage là gi

SEO Off-page là gì?

SEO Off-page đề cập đến các hành động được thực hiện bên ngoài website của bạn nhằm tăng thứ hạng trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) như Google, Bing, Yahoo.
Tối ưu hóa cho các yếu tố xếp hạng Off-page bao gồm cải thiện công cụ tìm kiếm và nhận thức của người dùng về mức độ phổ biến, mức độ liên quan, độ tin cậy và thẩm quyền của trang web. Điều này được thực hiện bởi các địa điểm có uy tín khác trên Internet liên kết đến hoặc quảng bá trang web và “chứng minh” hiệu quả cho chất lượng nội dung của bạn.

2. Tầm quan trọng của seo với website

2.1. SEO là kênh chuyển đổi cao

Không như việc chạy quảng cáo trên Facebook thường dựa vào việc dự đoán sở thích của người dùng; những khách hàng tìm kiếm sản phẩm dịch vụ trên Google thường đã có nhu cầu và chủ động tìm kiếm. Do đó tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn rất nhiều nếu như khách hàng tìm thấy bạn.

2.2. Giúp tiết kiệm chi phí trong dài hạn

Tuy rằng sẽ cần thời gian để Website của bạn được xếp hạng trên Google nhưng về lâu dài những từ khóa đã lọt vào top 10 sẽ mang về khách hàng mà không tốn thêm bất cứ chi phí nào. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí từ việc chạy quảng cáo (PPC – Pay per Click)

2.3. Tiếp cận nhiều khách hàng hơn

Theo thống kê của Search Engine Land (Website về marketing uy tín nhất hiện nay); thì tỷ lệ khách hàng truy cập vào website từ tìm kiếm chiếm tới 51%; trong khi đối với các kênh social tỷ lệ này chỉ chiếm 5%. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không tối ưu hóa công cụ tìm kiếm; bạn đang đánh mất 51% người dùng muốn sử dụng dịch vụ, sản phẩm cho đối thủ của mình.

2.4. Tối ưu khả năng chuyển đổi website

88% người dùng có xu hướng tìm kiếm thông tin trước khi mua sản phẩm dịch vụ. Vì thế qua việc tối ưu nội dung; SEO không chỉ giúp bạn xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm mà còn giúp tối ưu trải nghiệm người dùng. Tăng khả năng chuyển đổi mua hàng khi thỏa mãn được mục đích tìm kiếm của khách hàng.

2.5. Tăng độ nhận diện thương hiệu

Trong cuốn 22 quy luật bất biến của marketing có đề cập đến quy luật ghi nhớ. Được khách hàng nhớ đến sẽ hiệu quả hơn so với xuất hiện đầu tiên trên thị trường.
Với dịch vụ SEO tổng thể, chúng tôi giúp doanh nghiệp có thứ hạng cao ở các từ khóa ngành, lĩnh vực, sản phẩm. Việc xuất hiện liên tục và tiếp cận được nhiều người sẽ giúp xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả.

2.6. Mở rộng thị phần trên kênh Online

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet (ước tính khoảng 57 triệu người) thì đây là thị trường không hề nhỏ đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Việc đầu tư vào SEO từ sớm sẽ giúp doanh nghiệp có một thị phần vững chắc theo giời gian; đồng thời hạn chế được mức độ cạnh tranh từ những doanh nghiệp mới.

2.7. Xây dựng niềm tin với khách hàng

Với cùng 1 từ khóa tỷ lệ click qua quảng cáo chỉ là 6%; trong khi tỷ lệ click qua kết quả tìm kiếm tới 64%.
Nguyên nhân chính là do khách hàng luôn tin tưởng vào sự đánh giá của bên thứ 3 hơn là nghe trực tiếp từ doanh nghiệp. Nằm trong top 10 đồng nghĩa với việc bạn được đánh giá là hữu ích và phù hợp từ Google; điều này hiệu quả hơn bất kỳ bài PR nào.

3. Google đánh giá và xếp hạng website của bạn như thế nào?

3.1. Quá trình thu thập dữ liệu và xếp hạng nội dung

Hệ thống xếp hạng của Google được thiết kế để sắp xếp hàng trăm tỷ trang web trong chỉ mục tìm kiếm (có thể hiểu là thư viện Google lưu trữ thông tin) để cung cấp cho người dùng kết quả hữu ích và phù hợp chỉ trong tích tắc.

Quá trình thu thập dữ liệu diễn ra như sau:

+ Thu thập dữ liệu:

Google liên tục tìm kiếm các trang mới và thêm chúng vào danh sách các trang đã biết qua:
– Sơ đồ trang web.
– Yêu cầu lập chỉ mục của chủ website.
– Liên kết từ một trang mà Google đã từng thu thập dữ liệu.

+ Lập chỉ mục (index):

Sau khi tìm thấy một trang, Google sẽ cố gắng tìm hiểu nội dung của trang đó và đưa vào kho dữ liệu thông tin của mình. Quá trình này gọi là lập chỉ mục.

+ Phân phát (và xếp hạng):

Khi người dùng nhập cụm từ tìm kiếm, Google sẽ sử dụng hàng loạt thuật toán để tìm câu trả lời phù hợp nhất từ ​​chỉ mục dựa trên các yếu tố như: cụm từ tìm kiếm, mức độ liên quan, khả năng sử dụng trang web, chuyên môn của các nguồn, vị trí và các tùy chọn cài đặt,…

Tìm hiểu thêm về cách Google hoạt động tại đây.

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm

Google xếp hạng một kết quả tìm kiếm dựa trên hàng trăm yếu tố khác nhau, ví dụ như:
+ Phân tích từng từ trong truy vấn tìm kiếm.
+ Đối sánh mức độ liên quan giữa truy vấn tìm kiếm với các dữ liệu trong chỉ mục Tìm kiếm.
+ Đánh giá về độ mới mẻ của nội dung.
+ Trải nghiệm của người dùng trên trang.
+ Độ tin cậy của website, đánh giá từ phía người dùng.
+ Nhận được liên kết từ các trang web uy tín cùng ngành.
+ Vị trí địa lý, lịch sử tìm kiếm, cài đặt tìm kiếm.
+ …. Và vô số các yếu tố khác mà Google vẫn đã và đang không ngừng update.
Để đánh giá được những yếu tố trên, Google đã cho ra đời hàng chục thuật toán khắt khe nhằm đảm bảo không yếu tố nào bị dân SEO lạm dụng spam, gây ra trải nghiệm kém cho người dùng.

3.3. 11+ thuật toán quan trọng nhất của Google (Update 2021)

Các thuật toán của Google ra đời nhằm sắp xếp hàng trăm tỷ trang web trong chỉ mục Tìm kiếm để cung cấp cho người dùng kết quả hữu ích và phù hợp chỉ trong một phần nhỏ của giây. Đồng thời trình bày kết quả theo cách “giúp bạn tìm thấy những gì bạn cần”.

Thuật toán Google

Trải qua nhiều năm, gã khổng lồ Google Search vẫn không ngừng chăm chỉ cho ra đời các thuật toán mới và liên tục update những thuật toán cũ nhằm: Cải thiện chất lượng tìm kiếm, loại bỏ những website thao túng thuật toán google, phạt nặng những website spam, cung cấp nội dung không chất lượng.

Đa số các đợt cập nhật thuật toán Google không công bố

Thực tế là đa số các đợt cập nhật thuật toán của Google đều không công bố. Một phần là vì đó có thể là bí mật thành công của Google. Và cũng là cách làm không để cho các website có thể lợi dụng nhằm tăng thứ hạng tìm kiếm.

Đây là một số ít các thuật toán mà Google công khai với giới làm SEO:

+ Google Panda (02/2011): Giảm xếp hạng của các trang web nội dung chất lượng thấp.
+ Google Penguin (04/2012): Phạt các trang web có dấu hiệu spam backlink, cố tình thao túng thứ hạng tìm kiếm.
+ Google Pirate (08/2012): Giảm xếp hạng những trang web thường xuyên nhận được khiếu nại về việc tải lên nội dung lậu (có bản quyền).
+ Google Zebra (03/2013): Phạt những website có dấu hiệu spam link Social.
+ Google HummingBird (09/2013): Giúp cung cấp kết quả phù hợp hơn, dựa trên thành phần ngữ nghĩa của truy vấn tìm kiếm.
+ Google Pigeon (07/2014): Cung cấp kết quả tìm kiếm địa phương phù hợp hơn.
+ Mobile Friendly (04/2015): Ưu tiên các trang được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
+ Google RankBrain (10/2015): Thuật toán xây dựng trên nền tảng học máy (AI) được Google sử dụng để phân loại kết quả tìm kiếm.
+ Google Possum (09/2016): Cung cấp kết quả tìm kiếm địa phương tốt hơn, phù hợp hơn dựa trên vị trí của người dùng.
+ Google Fred (03/2017): Lọc các trang chất lượng thấp khỏi kết quả tìm kiếm có mục tiêu chính để kiếm lợi từ quảng cáo và liên kết đến các trang web khác
+ BERT (12/2019): Thuật toán xử lý ngôn ngữ mới, cố gắng hiểu mối liên hệ giữa từ này với những từ khác trong một truy vấn, thay vì hiểu từng từ một theo thứ tự như trước đây.

Hosting chất lượng cao tặng miễn phí trọn bộ plugin SEO 359$

Giá luôn tốt nhất: Chỉ từ 45K/tháng, nhiều ưu đãi khủng

Hỗ trợ SEO tối ưu nhất: Tặng miễn phí bộ plugin:

  • Rank Math Pro – tối ưu SEO
  • WP rocket – Tăng tốc độ tải trang
  • Imagify – Nén dung lượng ảnh

Vận hành ổn định 100%: Bảo mật 99,99%, thời gian uptime 99,98%

Dịch vụ toàn diện nhất: Hỗ trợ kỹ thuật 24/7

LỰA CHỌN HOSTING PHÙ HỢP TẠI ĐÂY

4. Làm thế nào để khai thác SEO một cách hiệu quả nhất?

Để khai thác SEO hiệu quả thì chiến lược SEO là quan trọng. Cùng điểm qua các vấn đề nhay bên dưới nhé:
+ Đề ra kế hoạch kinh doanh
+ Kết hợp SEO với các công cụ Marketing khác
+ Cung cấp giá trị nội dung cho khách hàng

4.1. Đề ra kế hoạch kinh doanh

Trước tiên, doanh nghiệp phải đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể. Bao gồm thiết lập Website chuẩn, cho tới cung cấp nội dung, các thông tin cần thiết cho khách hàng.
Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ dựa vào nhân lực, tài chính, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường, nhà cung ứng, cung cấp… để đề ra các kế hoạch và mục tiêu ngắn hạn theo mỗi một giai đoạn phát triển của mình.

4.2. Kết hợp SEO với các công cụ Marketing khác

Để đạt được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp nên kết hợp SEO các công cụ Marketing khác. Điều này sẽ giúp việc xuất hiện trên top đầu tìm kiếm của doanh nghiệp được duy trì hiệu quả hơn.

4.3. Cung cấp giá trị nội dung cho khách hàng

SEO là phương pháp Marketing dùng nội dung để thu hút khách hàng. Vì vậy, nều chất lượng nội dung tốt , khách hàng sẽ tin tưởng và biết đến doanh nghiệp nhiều hơn.

5. 10 công cụ hỗ trợ SEO tốt nhất 

Đến đây bạn đã biết SEO thực chất là gì. Tuy nhiên để quá trình làm SEO tốt, chúng ta cần một số công cụ hỗ trợ SEO.

  1. Google Analytics
  2. Google webmaster tool là gì?
  3. Tool Moz là gì?
  4. Google Keyword Planner 
  5. Screaming Frog
  6. SERP Robots
  7. Bing Webmaster Tools
  8. Keywordtool.io
  9. SEO Quake Toolbar
  10. GTmetrix

[su_button url=”https://tenten.vn/hosting/hosting-free-plugin?code=NduYSjmchPrvJWfQ&idCampaign=2266″ target=”blank” style=”flat” background=”#e50820″ color=”#ffffff” size=”4″ icon=”icon: hand-o-right”]Đăng ký Hosting nhận miễn phí trọn bộ plugin SEO đình đám[/su_button]

6. 3 trường phái SEO phổ biến hiện nay

Cũng giống như hacker, giới làm SEO được chia ra làm 3 loại được gọi là White Hat SEOBlack Hat SEO và Grey Hat SEO. SEO mũ trắng, SEO mũ đen và SEO mũ xám đều có một mục đích duy nhất là đưa các liên kết của một website nào đó lên trang đầu.

seo mũ den mũ trắng mũ xám

SEO mũ trắng – SEO mũ đen – SEO mũ xám

6.1. SEO Mũ Trắng là gì?

SEO mũ trắng nghĩa là những người tối ưu hóa các liên kết để chúng có thứ hạng cao trên các kết quả tìm kiếm một cách phù hợp với các quy tắc SEO của google. Phương pháp SEO mũ trắng không chỉ tăng thứ hạng các liên kết một cách hợp lệ. Mà nó còn có thể giữ vững thứ hạng của mình một cách lâu dài nhất có thể.

6.2. SEO Mũ Đen là gì?

SEO mũ đen nghĩa là sử dụng các phương pháp, thủ thuật để phá vỡ các rào cản quy định của các công cụ tìm kiếm nhằm đưa mình lên những trang đầu của các kết quả tìm kiếm.
Thông thường giai đoạn SEO mũ đen sẽ đưa website lên top 10 ở trang tìm kiếm nhanh hơn rất nhiều ( thậm chí chỉ cần vài ba ngày cho một từ khóa quan trọng ) so với SEO mũ trắng. Tuy nhiên khả năng bị các công cụ tìm kiếm trừng phạt cũng rất cao.

6.3. SEO Mũ Xám là gì?

Là kỹ thuật kết hợp giữa “mũ đen” và “mũ trắng” nhằm đạt được kết quả tốt hơn so với “mũ trắng”. Khó phân biệt được các bước đi của website khi SEO. Kết quả tốt hơn kỹ thuật “mũ trắng”. Nguy cơ bị “banned” thấp hơn SEO mũ đen. Nhưng cũng có 1 số trường hợp không an toàn khi áp dụng kỹ thuật này.

Nếu áp dụng kỹ thuật “mũ xám” không đúng cách thì website có thể bị liệt kê vào các trường hợp sau:

+ Rơi vào SandBox
+ Từ khóa của website không xuất hiện trong kết quả search trong 1 thời gian dài.
+ Trang chủ không được index trong kết quả tìm kiếm
+ Từ khóa bị rớt hạng nhanh chóng.

AI Easy Content – Trợ lý ảo tạo sáng tạo nội dung

AI Easy Content là một công cụ viết nội dung tự động bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đáp ứng 3 tiêu chí: unique – đáp ứng SEO – không bị nhận diện là AI.

Nhờ đó, tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu suất cho nhân viên content SEO. Với AI Easy Content bạn có thể:

+ Tạo nội dung hàng loạt

+ Tiết kiệm thời gian

+ Tiết kiệm chi phí

=> Chỉ từ 149.000/tháng

TRẢI NGHIỆM NGAY AI EASY CONTENT