Webrtc là gì? 4 thành phần của webrtc là gì
04/08/2022 16:14 pm | Lượt xem : 3060
Webrtc là gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi sử dụng các trang web. Nhìn chung webrtc dùng để kết nối các trang web ngang hàng và được phát triển bởi World Wide Web và được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực hiện nay.
Contents
Webrtc là gì?
Webrtc chính là viết tắt của cụm từ “Web realtime communication” nghĩa là giao tiếp với website theo thời gian thực.
Nó được viết bằng Java Script và người dùng có thể trò chuyện trực tuyến trên đó thông qua tất cả các trình duyệt hiện nay
Là một mã nguồn mở được duy trì bởi nhóm Google Webrtc dưới sự hỗ trợ của Apple, Google, Microsoft và Mozilla… Nó được rất nhiều người sử dụng để phục vụ các cuộc họp, buổi học trực tuyến hay đơn giản hơn là trò chuyện video với nhau.
Một ví dụ điển hình cho câu hỏi webrtc là gì đó là ứng dụng trực tuyến Zoom hay Google meet, được rất nhiều nhà trường sử dụng trong thời gian học trực tuyến khi dịch Covid 19 bùng phát.
Webrtc được sử dụng để làm gì?
Như đã nói ở trên, WebRTC được sử dụng để truyền tải video, âm thanh, gửi dữ liệu theo thời gian thực giữa hai hay nhiều thiết bị mà không qua trung gian, không cần cài thêm plugin.
Bên cạnh việc là một trang web trực tuyến hay là một ứng dụng được người dùng tải về, Webrtc còn được sử dụng cho việc tạo ra các tựa game trên trình duyệt.
Như vậy, người chơi có thể chơi ngay trên các nền tảng web mà không cần phải cài đặt khiến tăng dung lượng bộ nhớ.
Các thành phần chính của webrtc là gì?
MediaStream
Đây là một stream dữ liệu âm thanh và hình ảnh, bằng cách gọi hàm getUserMedia để khởi tạo khi làm việc cục bộ. Sau khi được thiết lập Webrtc tại các máy tính, thành phần này của Webrtc có thể truy cập vào stream của một máy tính
Để có thể lấy được dữ liệu về phần hình ảnh và âm thanh, MediaStream sẽ sử dụng input. Sau đó, output đóng vai trò truyền phát lại những gì đã thu được khi nhập vào.
RTCDataChannel
Đây là một kênh có tác dụng trao đổi các thông tin giữa các chiều trong khoảng thời gian thực.
Tuy nhiên, thành phần này của webrtc chỉ có thể trao đổi các dữ liệu dạng text, chia sẻ tệp P2P và các loại khác mà không bao gồm các dữ liệu về âm thanh và hình ảnh như Media Stream bên trên.
RTCDataChannel đang được khai thác và sử dụng một cách triệt để bởi nó mang lại khả năng truyền file, dữ liệu và tập tin một cách an toàn, nhanh chóng và đảm bảo.
RTCPeerConnection
Đây là thành phần cuối cùng của webrtc. Nó giúp kết nối MediaStream và RTCDataChannel để có thể trở thành WebRTC.
Có thể thấy được RTCPeerConnection đóng vai trò trung gian giúp cho sự kết hợp giữa 2 thành phần còn lại một cách hoàn chỉnh
RTCPeerConnection giúp kết nối giữa hai trình duyệt, đồng thời còn cung cấp các phương thức để kết nối, duy trì kết nối và đóng kết nối khi không còn nhu cầu sử dụng.
Các công dụng của webrtc là gì?
Thứ nhất, nó cho phép các đối tượng người dùng có thể gặp mặt, trò chuyện một cách dễ dàng thông qua nền tảng web bất kì.
Thứ hai, cho phép người dùng chia sẻ các file dữ liệu, hình ảnh, tập tin trong quá trình giao tiếp.
Chẳng hạn, khi bạn tham gia một cuộc họp trực tuyến qua nền tảng Zoom hay Google Mêt, bạn có thể chia sẻ màn hình hoặc gửi file dữ liệu cho những người trong cuộc họp đó.
Thứ ba, có thể tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến với số lượng lớn người tham gia.
Tiếp tục ví dụ về ứng dụng Zoom, bạn có thể tổ chức các buổi hội thảo hay workshop với số lượng thành viên lớn trên đó.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo ra và chơi các trò chơi trực tuyến thông qua webrtc.
Ưu điểm và nhược điểm của Webrtc là gì?
Ưu điểm của webrtc là gì?
Thứ nhất, có thể sử dụng trên tất cả các hệ điều hành và ngôn ngữ lập trình.
Như đã nói ở trên, đây là một mã nguồn mở nên các lập trình viên có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau sao cho chúng thực sự phù hợp với sản phẩm được tạo ra.
Chẳng hạn, với các website thì JavaScript sẽ là lựa chọn hàng đầu, nếu viết app cho iOS thì lập trình viên có thể dùng Objective-C, đối với hệ điều hành Android thì Java là lựa chọn tối ưu, ngôn ngữ C++ có thể được sử dụng khi lập trình viên muốn tạo app Window.
Như vậy, bạn có thể sử dụng đa dạng các loại ngôn ngữ lập trình, tùy thuộc vào các ứng dụng và nền tảng sử dụng của ứng dụng đó.
Thứ 2, bạn có thể sử dụng Webrtc miễn phí
Có thể nói, vì là một mã nguồn mở nên việc sử dụng là hoàn toàn miễn phí, các lập trình viên có thể tải và phát triển app trên các mã này.
Thứ 3, Webrtc thân thiện với tất cả các thiết bị
Webrtc được hỗ trợ trên tất cả các thiết bị nên bạn có thể yên tâm sử dụng nó trên laptop, PC hay thiết bị di động công nghệ của mình.
Thứ 4, không cần các ứng dụng hoặc Plugin hỗ trợ
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Webrtc trực tuyến hoặc tài về mà không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ bên trung gian nào, nhờ đó thời gian, công sức được giảm, tăng tính tiện lợi.
Thứ 5,Webrtc có tính bảo mật cao
Mặc dù là một mã nguồn mở nhưng tính bảo mật của Webrtc được đánh giá cao. Khả năng được viết ra bởi các ông lớn về công nghệ hàng đầu thế giới cùng sự bảo trợ của các nền tảng hàng đầu như Google, mozilla,…
Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi giao thức Secure real time communication được dùng trong Webrtc giúp mã hóa dữ liệu chống nghe trộm và ăn cắp tài nguyên.
Thứ 6, tiết kiệm chi phí đi lại
Việc giao tiếp được người dùng kết nối qua internet nên sẽ được giảm đi chi phí cũng như công sức đi lại, tạo ra sự tiện lợi cho toàn bộ người dùng.
Nhược điểm của webrtc là gì?
Thứ nhất, khi sử dụng, bạn có thể sẽ gặp phải việc WebRTC bị cản bởi NAT và tường lửa khi cố gắng thực hiện kết nối P2P.
Thứ 2, không có cơ chế báo hiệu cài sẵn khi WebRTC tạo kết nối P2P giữa các trình duyệt.
Thứ 3, sự hoàn thiện của WebRTC là chưa chính thức bởi hiện nay một số trình duyệt khi sử dụng vẫn còn gặp phải nhiều sự cố và lỗi.
Như vậy, webrtc là gì đã được Tenten giải đáp qua bài viết trên đây. Bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra hoặc sử dụng thử các nền tảng của webrtc để cảm nhận được sự tiện lợi của nó mang lại.
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “webrtc là gì”
WebRTC | WebRTC nodejs |
Back4app là gì | WebRTC tutorial |
Flutter-webrtc | WebRTC Android |
Peerjs la gì | WebRTC Control |
Bài viết liên quan
Firebase là gì? Nền tảng từ google giúp phá bỏ rào cản lập trình