Subdomain là gì? Cách tạo và sử dụng Subdomain
21/05/2021 16:58 pm | Lượt xem : 10358
Subdomain không phải là một khái niệm quá mới đối với các nhà quản trị website. Tuy nhiên, đối với những người dùng tên miền phổ thông đây có lẽ vẫn là một dấu hỏi lớn. Với những lợi ích tuyệt vời của subdomain, bạn hoàn toàn có thể sở hữu “một trang web mới” mà không cần mất thêm chi phí mua tên miền. Vậy hãy cùng tenten tìm hiểu subdomain là gì và cách sử dụng subdomain nhé!
Bạn đang muốn xây dựng một trang web của riêng mình
Contents
1. Subdomain là gì?
Subdomain (tên miền phụ) là một phần bổ sung tên miền chính của bạn. Tạo subdomain giúp điều hướng đến các phần khác nhau trên trang web chính của mình. 1 tên miền chính, bạn có thể có nhiều subdomain nếu cần để truy cập tất cả các trang khác nhau trên trang web của mình.
Cấu trúc của subdomain
Đây là một ví dụ để bạn có cái nhìn rõ hơn.
Giả sử bạn bán tên miền, hosting tại trang web chính của mình, TENTEN.VN. Và bạn cần 1 trang để cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích cho khách hàng. Bạn cần 1 subdomain, URL cho trang tin tức mới của bạn sẽ là tintuc.tenten.vn
Vì vậy, “tintuc” là miền phụ của bạn, trong khi “tenten” là miền chính của bạn. “.VN” là tên miền cấp cao nhất của bạn. Bạn thực sự có thể sử dụng bất kỳ văn bản nào bạn muốn làm subdomain, nhưng tốt nhất là làm cho nó trở nên dễ dàng để người dùng nhập và ghi nhớ.
Với những giải thích cụ thể về khái niệm của subdomain như trên bạn đã hiểu subdomain là gì chưa nào? Hãy cùng mình tìm hiểu về việc nên hay không nên sử dụng subdomain nhé!
2. Lợi ích của subdomain
2.1. Subdomain giúp cuộc sống internet trở nên dễ dàng hơn
Bạn sẽ rất biết ơn vì sự tồn tại của các tên miền phụ. DNS, hay Domain Name System, tồn tại để làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn. Bởi vì DNS, chúng ta chỉ cần nhớ tên của một miền phụ, thay vì một chuỗi số ngẫu nhiên.
Domain Name System (DNS) được thiết kế để tạo ra một hệ thống phân cấp Internet để điều chỉnh các miền và miền phụ. Các quy tắc này nói rằng các miền luôn đi từ phải sang trái. Do đó, “.vn” trong tintuc.tenten.vn là miền cấp cao nhất, “tenten” là miền cấp hai và “tintuc” là miền phụ.
2.2. Tiết kiệm được chi phí cho chủ sở hữu website
Thay vì bạn phải tạo thêm một tên miền và thiết kế ra một website mới, thì tạo một Subdomain sẽ không cần phải tốn chi phí tạo thêm 1 website, Chỉ cần bạn có một tên miền chính (Domain) thì bạn có thể tạo được một Website hoặc có thể nhiều website khác nhau như xây dựng web spa, website học trực tuyến,… chỉ bằng các tạo tên miền phụ Subdomain.
2.3. Tạo thêm một website riêng cho doanh nghiệp con
Subdomain có công dụng chính là tạo ra một website mới. với một số doanh nghiệp lớn thì khi đã hoạt động tốt và tạo ra được nhiều giá trị sản phẩm thì chắc chắn sẽ tạo ra những doanh nghiệp con thì chắc chắn điều đầu tiên muốn khẳng định thương hiệu cho doanh nghiệp con thì phải thành lập 1 website, nhằm định vị được thương hiệu khi tung ra sản phẩm.
Đồng bộ hóa với website doanh nghiệp
Nếu thành lập ra 1 website mới thì phải mất rất nhiều những chi phí để vận hành nên thường các doanh nghiệp sẽ tạo ra 1 website bằng subdomain từ domain chính của của doanh nghiệp.
Việc làm như vậy thì sẽ dễ đồng bộ các từ khóa và hình ảnh của doanh nghiệp, và cũng tiết kiệm được chi phí vận hành của doanh nghiệp con mới thành lập.
Và nếu khi doanh nghiệp có dừng hoạt động thì cũng dễ xử lý website.
3. Nhược điểm của Subdomain
3.1. Subdomain bị phạt bởi Google
Khi bạn tạo ra quá nhiều Subdomain thì đồng nghĩa bạn đang sang nhượng website của bạn cho người dùng khác quản lý một website mới.
Và khi một Subdomain của bạn bị tố cáo thì Domain chính của bạn có nguy cơ sẽ bị google khai trừ vĩnh viễn và dù có đươc khôi phục nhưng thủ tục khôi phục của bạn sẽ rất rườm rà và rất phức tạp.
3.2. Khó xây định vị được thương hiệu của doanh nghiệp
Và khi doanh nghiệp bạn đã tạo một tên miền phụ thì phải có sự đồng bộ với trang web chính và khi bạn làm như vậy, thì bạn sẽ không có được một trạng thái trải nghiệm mới khi tạo một thương hiệu nhất quán trên một nền tảng mới vì vậy sẽ làm cho người dùng bị rối và nghi ngờ vào sự uy tín của thương hiệu đến từ doanh nghiệp bạn. và chỉ trừ các doanh nghiệp được sự hỗ trợ của các công ty chuyên về tư vấn về nội dung của website.
3.3. Ảnh hưởng đến SEO
Google với thuật toán rất thông minh thì và thay đổi liên tục, Domain và Subdomain được xếp vào 2 dạng giống nhau nếu làm như vậy thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào domain và thứ hạng tìm kiếm của website. Và khi bạn tìm kiếm thì google nhận ra được và có thể dẫn đến những trang web của Subdomain nhiều hơn và dẫn vào domain chính.
Có thể thấy subdomain vừa mang lại lợi ích vừa có thể gây hại cho website của bạn, chính vì vậy khi cân nhắc có nên sử dụng subdomain hay không, bạn cần xem xét đến những yếu tố này để đưa ra quyết định.
4. Các lưu ý khi tạo Subdomain
+ Việc tạo Subdomain hoàn toàn miễn phí
+ Bạn có thể tạo không giới hạn Subdomain
+ Mỗi Subdomain có thể hoạt động giống như root domain
+ Subdomain không thể sử dụng được nếu rootdomain gặp sự cố (hết hạn tên miền, hủy tên miền, tên miền chính bị khóa)
+ Bạn có thể tạo ra bản ghi ” * ” để mặc định nhận tất cả subdomain về cùng 1 IP.
+ Khi muốn sử dụng subdomain, Hãy add subdomain đó như 1 tên miền bình thường, điều này sẽ tạo ra thuận lợi trong quá trình sử dụng, đảm bảo an toàn hơn sử dụng tính năng “subdomain trên Hosting”
5. Hướng dẫn tạo subdomain
Subdomain chính là một giải pháp để tạo tên miền tốt nhất cho website của bạn. Việc sử dụng subdomain sẽ giúp bạn sở hữu một trang web con của mình, vừa đồng nhất thương hiệu, vừa không mất thêm chi phí vận hành.
Hi vọng với những thông thin mà tenten cung cấp tới bạn đọc về subdomain là gì, bạn đã có thể có thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến subdomain và biết cách sử dụng nó hiệu quả nhất.
Bạn đang muốn xây dựng một trang web của riêng mình