DNS là gì? Các kiến thức cơ bản về DNS
22/12/2020 15:22 pm | Lượt xem : 6498
DNS viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet. Trong bài viết này, tintuc.tenten.vn sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật kiến thức cơ bản về DNS.
Contents
1. DNS là gì?
DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia.
Bạn cần mua một tên miền để bắt đầu website của mình
DNS chuyển tên miền có ý nghĩa về số định danh
Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.
Đơn giản hơn hệ thống tên miền như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.
Hệ thông tên miền giúp nó có thể chỉ định tên miền
Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet, độc lập với mỗi địa điểm của người dùng. Bởi vì điều này, World Wide Web liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động.
Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP
Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).
Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.
Hệ thống tên miền phân phối tên miền trách nhiệm gán tên miền
Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng kí được tư vấn và liên tục cập nhật.
Hệ thống tên miền lưu trữ các loại thông tin khác
Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng, Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, kí tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS.
2. Chức năng của DNS
Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Uniform Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(IPv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server.
Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ “IP” thành “tên” và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ “tên”, không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).
3. Nhiệm vụ của DNS
Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các tên miền tương ứng của nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ bằng số cụ thể. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền.
Trong những ngày đầu tiên của mạng internet trung tâm thông tin mạng
Trong những ngày đầu tiên của mạng Internet, tất cả các tên máy và địa chỉ IP tương ứng của chúng được lưu giữ trong file hosts.txt, file này được trung tâm thông tin mạng NIC ( Network Information Center ) ở Mỹ lưu giữ.
Tuy nhiên khi hệ thống Internet phát triển, việc lưu giữ thông tin trong một file không thể đáp ứng nhu cầu phân phối và cập nhật. Do đó, hệ thống tên miền DNS đã phát triển dưới dạng các cơ sở dữ liệu phân bố, mỗi cơ sở dữ liệu này sẽ quản lý một phần trong hệ thống tên miền.
4. Nguyên tắc làm việc
– Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình.
Server gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.
– INTERNIC (Internet Network Information Center)
INTERNIC chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.
– DNS có khả năng truy vấn các DNS server khác để có được 1 cái tên đã được phân giải.
DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lí. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lí. – DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
5. DNS Server và vai trò của nó
Root Name Servers
Là máy chủ tên miền chứa các thông tin, để tìm kiếm các máy chủ tên miền lưu trữ (authority) cho các tên miền thuộc mức cao nhất (top-level-domain).
Cơ chế hoạt động
Máy chủ ROOT có thể đưa ra các truy vấn (query) để tìm kiếm tối thiểu các thông tin về địa chỉ của các máy chủ tên miền authority thuộc lớp top-level-domain chứa tên miền muốn tìm.
Sau đó, các máy chủ tên miền ở mức top-level-domain có thể cung cấp các thông tin về địa chỉ của máy chủ authority cho tên miền ở mức second-level-domain chứa tên miền muốn tìm. Quá trình tìm kiếm tiếp tục cho đến khi chỉ ra được máy chủ tên miền authority cho tên miền muốn tìm.
Local Name Servers
Local Name Server chưa thông tin máy chủ, để tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ cho các tên miền thấp hơn. Thường được duy trì bởi các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs)
6. Các DNS phổ biến nhất hiện nay
+ DNS Viettel
203.113.131.1
203.113.131.2
+ DNS VNPT
203.162.4.191
203.162.4.190
+ DNS FTP
210.245.24.20
210.245.24.22
+ DNS Google
DNS Google là một trong những máy chủ DNS được dùng phổ biến hiện nay bởi sự ổn định và tốc độ nhanh.
8.8.8.8
8.8.4.4
+ OpenDNS
OpenDNS là dịch vụ hệ thống phân giải tên miền phổ biến trên thế giới. Nó cung cấp cho người dùng địa chỉ DNS để truy cập website dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.
OpenDNS cung cấp nhiều tính năng, tùy chọn, dịch vụ bảo mật dựa trên công nghệ điện toán đám mây.
208.67.222.222
208.67.220.220
Dịch vụ Hosting và Email nổi bật