Chữ ký số có giá trị pháp lý không? 3 điều kiện đảm bảo an toàn
14/03/2022 10:16 am | Lượt xem : 2476
Nhiều doanh nghiệp sử dụng chữ ký số như một công cụ hữu dụng và quan trọng, thay thế cho chữ ký tay hay con dấu của mình. Tuy nhiên, tính pháp lý của chữ ký số được quy định như thế nào là điều không nhiều đơn vị nắm chắc. Cùng TENTEN tìm hiểu xem chữ ký số có giá trị pháp lý không, trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Hiểu đúng về chữ ký số
Để tự trả lời cho vấn đề chữ ký số có giá trị pháp lý không, bạn nên hiểu đúng về công cụ này. Theo quy định được ghi tại tại khoản 6 điều 3 của nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được hiểu như sau:
“Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
+ Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
+ Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
2. Chữ ký số có giá trị pháp lý không?
Giải đáp thắc mắc”Chữ ký số có giá trị pháp lý không”,chúng tôi xin khẳng định là có. Cụ thể, giá trị pháp lý của chữ ký số tương đương với chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu của doanh nghiệp. Dịch vụ chữ ký số rẻ nhất chỉ từ 770.000đ/ năm
Hơn nữa, giá trị của chữ ký số đã được Chính phủ quy định tại điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Chúng tôi xin trích nguyên văn nội dung này, thay cho câu trả lời rõ ràng nhất về thắc mắc “Chữ ký số có giá trị pháp lý không”:
“1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.”
Tuy nhiên, nếu như các chữ ký số không đáp ứng đủ cho những điều kiện tối thiểu về an toàn và bảo mật thì sẽ không được công nhận về giá trị pháp lý. Việc sử dụng những loại chữ ký số không đủ tiêu chuẩn rất dễ khiến người dùng có nguy cơ gặp rủi ro về mặt pháp lý.
3. Điều kiện để đảm bảo tính an toàn cho chữ ký số
Để chắc chắn xem chữ ký số có giá trị pháp lý không, cần tìm hiểu về điều kiện giúp chữ ký số có thể được tính là an toàn và hợp quy định pháp luật. Các điều kiện để chữ ký số có thể đảm bảo an toàn là:
– Được tạo ra khi chứng thư số vẫn còn hiệu lực và được kiểm tra được bằng khóa công khai có ghi trên chứng thư số đó, để chứng minh chữ ký số có giá trị pháp lý không.
– Dù chữ ký số có giá trị pháp lý không, no cũng cần được tạo ra bằng công nghệ sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai do một trong các tổ chức dưới đây cung cấp:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.
– Khóa bí mật thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký
Vì những tiêu chuẩn trên mà trước khi cân nhắc chữ ký số có giá trị pháp lý không, và mua chữ ký số ở đâu thì người dùng cần tìm hiểu kỹ lưỡng về dịch vụ này, cũng như các nhà cung cấp để đảm bảo chữ ký số hợp lệ.
4. Hướng dẫn chi tiết sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử
Thông tư 01/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành đã hướng dẫn cách áp dụng chữ ký số cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không thuộc nhà nước cũng được khuyến khích thực hiện theo các quy định trong Thông tư này, thông nhất về cách xem xét chữ ký số có giá trị pháp lý không.
Cụ thể, Thông tư 01 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một cách chính xác nhất về các tiêu chuẩn liên quan đến:
- Hình thức và cách thức hiển thị của thông tin trong chữ ký số
- Vị trí chữ ký số trên các văn bản điện tử
- Quy trình để doanh nghiệp ký số trên văn bản điện tử
Để thao tác ký số được đảm bảo về tính đồng nhất, chuẩn xác theo như quy định của pháp luật, doanh nghiệp nên cân nhắc theo các hướng dẫn trên. Ngoài ra, chữ ký số có giá trị pháp lý không cũng ít nhiều bị ảnh hưởng nếu làm sai quy định đề ra.
. Tiêu chuẩn về ký số từ xa áp dụng theo Thông tư 16
Thông tư 16/2019/TT-BTTTT ban hành ngày 5/12/2019 đã có những quy định cụ thể về danh mục tiêu chuẩn bắt buộc được áp dụng riêng cho chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số có giá trị pháp lý không, nếu sử dụng dạng ký số từ xa, cần tham khảo các thông tin sau đây.
Trước khi trả lời xem chữ ký số có giá trị pháp lý không, thì cần nắm được ác đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa cần đáp ứng được 7 tiêu chuẩn bắt buộc nếu muốn áp dụng mô hình ký số từ xa, bao gồm:
- Tiêu chuẩn về mật mã và chữ ký số từ xa
- Tiêu chuẩn thông tin dữ liệu nguyên vẹn, bảo mật
- Tiêu chuẩn liên quan đến chính sách và quy chế chứng thực chữ ký số
- Tiêu chuẩn về giao thức lưu trữ và truy xuất chứng thư số
- Tiêu chuẩn khi kiểm tra trạng thái của chứng thư số
- Tiêu chuẩn bảo mật cho quản lý khóa bí mật của đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Tiêu chuẩn về hệ thống thiết bị quản lý khóa bí mật, chứng thư số và chữ ký số
6. Chữ ký số có giá trị pháp lý không trong thực trạng hiện nay
Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Việt Nam được đánh giá là đang phát triển nhanh chóng tuy nhiên xét về thực trạng về quản lý, tuân thủ pháp luật trong cung cấp và sử dụng chữ ký số còn nhiều điểm hạn chế,
Cụ thể, nhiều đơn vị tổ chức đã sử dụng dịch vụ ký số từ xa trên nền tảng di động nhưng chưa thực sự đảm bảo đảm về tính an toàn, cũng như dẫn đến câu hỏi chữ ký số có giá trị pháp lý không, và dịch vụ đã đủ tin cậy để cung cấp để chữ ký số cho khách hàng hay chưa.
Điển hình là việc Công ty MISA bị Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tạm dừng cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa (MISA eSIGN) vì để lộ những lỗ hổng trong tiêu chuẩn kỹ thuật, hành lang pháp lý. Bởi đơn vị này đã phát hành ký số từ xa trước ngày 01/4/2020 – thời điểm Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT có hiệu lực.
Ngoài ra, theo tiêu chuẩn thì chữ ký số công cộng đều sử dụng USB Token, nhưng tình trạng các đơn vị cấp chứng thư số lại chưa có đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định cũng vẫn rất phổ biến. Điều này làm lung lay niềm tin của khách hàng khi xem xét chữ ký số có giá trị pháp lý không.
Các văn bản quy định về dịch vụ chữ ký số, chứng thực chữ ký số tại Việt Nam đã tương đối đầy đủ, nhưng chưa chặt chẽ, dẫn đến nhiều đơn vị không đủ tiêu chuẩn để cung cấp các dịch vụ trên. Nếu bạn muốn cân nhắc xem mua chữ ký số ở đâu uy tín, có thể tham khảo tại đây nhé!
Với các thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng bạn đã có được cho riêng mình câu trả lời về thắc mắc “Chữ ký số có giá trị pháp lý không” và điều kiện để công cụ này đạt tiêu chuẩn là gì. Hãy trang bị cho mình những kiến thức chuẩn nhất để tránh các sai lầm không đáng có nhé!