Thuật ngữ chữ ký số và chứng thực điện tử ngày càng trở nên quen thuộc hơn, nhất là đối với doanh nghiệp. Thời đại 4.0 đòi hỏi doanh nghiệp nào cũng cần đến các công cụ này để giải quyết nhiều nghiệp vụ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên chúng có điểm gì khác nhau?
Bài viết dưới đây, TENTEN sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử đơn giản nhưng cực chính xác!

1. Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về khái niệm

Đầu tiên để phân biệt rõ hơn về các thuật ngữ này, bạn cần phải đi vào nắm được khái niệm của nó nhé!

1.1. Chữ ký điện tử 

Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo ra dưới định dạng từ, chữ, số, ký hiệu,… bằng phương tiện điện tử. Nó gắn liền hoặc kết hợp với thông điệp dữ liệu và có khả năng xác nhận về người ký thông điệp dữ liệu cũng như xác nhận người đó chấp thuận nội dung của thông điệp dữ liệu đã được ký.

Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về khái niệm

Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về khái niệm

1.2. Chứng thực điện tử

Chứng thực điện tử là gọi tắt của chứng thực chữ ký điện tử, chỉ việc xác nhận các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó được chứng thực là người ký chữ ký điện tử ( theo Luật giao dịch điện tử năm 2005).

1.3. Chữ ký số

Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử đã được tạo bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Khi đó, người có thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác.

2. Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về vai trò

Vai trò là tiêu chí đánh giá thứ hai để bạn có thể phân biệt chữ ký số số và chứng thực điện tử. Thực tế, chúng có vai trò hoàn toàn khác nhau và khó mà nhầm lẫn được. 

2.1. Vai trò của chữ ký số

Chữ ký số thường dùng cho các văn bản số, đảm bảo nội dung trên tài liệu có giá trị về mặt nội dung và pháp lý. Đặc biệt, chữ ký số có thể cung cấp chứng thực về chủ sở hữu, tính tính toàn vẹn của dữ liệu và thực hiện nhiều giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật như:

  • kê khai thuế, nộp tờ khai cho đơn vị thuế, hải quan,   
  • giao dịch chứng khoán, giao dịch online với ngân hàng
  • thực hiện các thủ tục về đăng ký hoặc thay đổi thông tin doanh nghiệp 
  • ký kết các hợp đồng với khách hàng theo hình thức trực tuyến
  • Dịch vụ chữ ký số rẻ nhất chỉ từ 770.000đ/ năm

    Chữ ký số mà TENTEN cung cấp được được VNISA chứng nhận:

    • An toàn vượt trội
    • Bảo mật tuyệt đối
    • Thời gian cấp nhanh chóng

    Sử dụng ngay hôm nay để tiết kiệm thời gian và nâng cao độ an toàn cho công việc của bạn!

    NHẬN TƯ VẤN CHỮ KÝ SỐ TẠI ĐÂY

Thực hiện các nghiệp vụ trên đòi hỏi chữ ký số cần đảm bảo về mặt pháp lý, tính bảo mật cao và dễ dàng sử dụng.

Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về vai trò

Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về vai trò

 

2.2. Vai trò của chứng thực điện tử

Vai trò của chứng thực  điện tử bao gồm các hoạt động như:

  • Cấp phép, gia hạn, tạm dừng, thu hồi và khôi phục chứng thư điện tử.
  • Cung cấp các thông tin cần thiết trong quá trình chứng thực chữ ký điện tử của người ký các  thông điệp dữ liệu.
  • Cung cấp các dịch vụ liên quan đến chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử theo đúng quy định của nhà nước.

3. Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về đối tượng sử dụng

Điểm khác nhau giữa chữ ký số và chứng thực thực điện tử còn đến từ yếu tố đối tượng sử dụng nó, cụ thể như sau:

3.1. Đối tượng sử dụng chữ ký số

Xét về giá trị pháp lý, theo Quy định tại Điều 8 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ về thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số thì đối tượng sử dụng chữ ký số bao gồm:

  • Cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã đăng ký chữ ký số đúng theo quy định và đảm bảo tính pháp lý đầy đủ.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài có chữ ký số và chứng thư số đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam.

Tuy nhiên ngoài các đối tượng trên thì cá nhân cũng có thể đăng ký chữ ký số nếu đáp ứng được theo quy định đề ra.

Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về đối tượng sử dụng

Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về đối tượng sử dụng

 

3.2. Đối tượng sử dụng chứng thực điện tử

Doanh nghiệp có thể sử dụng chứng thực điện tử để nhận diện một máy chủ, cá nhân hay là một đối tượng khác đã được gắn định danh chữ ký được chứng thực đó. Lưu ý, cần sử dụng chứng thực điện tử được cung cấp bởi các tổ chức có thẩm quyền để đảm bảo khả năng nhận danh và tính pháp lý.
Điều đó đồng nghĩa với ngoài bản thân doanh nghiệp thì đối tác cũng có thể sử dụng chứng thực điện tự để biết được biết và xác định được các thông tin cơ bản về doanh nghiệp đó.

4. Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về nội dung

Cuối cùng là yếu tố nội dung – khía cạnh vô cùng quan trọng giúp bạn có thể phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử một cách rõ ràng hơn. Trong đó:

4.1. Nội dung của chữ ký số:

Nội dung được mã hóa bên trong chữ ký số của Doanh nghiệp bao gồm các thông tin:

  • Mã số thuế, Tên của Công ty….
  • Số seri của chứng thư số
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Thông tin về Tổ chức chứng thực chữ ký số
  • Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số.
  • Các hạn chế về mục đích và phạm vi sử dụng của chứng thư số.
  • Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức chứng thực chữ ký số
  • Các nội dung khác theo quy định của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.
Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về nội dung

Phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử về nội dung

 

4.2. Nội dung của chứng thực điện tử:

Thông thường chứng thực được thiết lập theo hệ thống và bao gồm nhiều dịch vụ để đảm bảo cho giao dịch trực tuyến được an toàn với tính bảo mật cao. Các nội dung mà chứng thực số có thể cung cấp là:

  • Dịch vụ xác thực để xác định đối tượng đang giao dịch với doanh nghiệp
  • Dịch vụ bảo mật nhằm đảm bảo bí mật của thông tin và tránh bên thứ 3 có thể lấy cắp nội dung 
  • Dịch vụ toàn vẹn có thể xem xét thông tin có bị thay đổi hay không.
  • Dịch vụ chống chối bỏ giúp cung cấp các bằng chứng phủ nhận cho việc chối bỏ hành động đã diễn ra

Tất cả các nội dung của chứng thực số hầu hết đều hướng tới sự toàn vẹn về nội dung và bảo mật cho thông tin khi truyền trực tuyến qua mạng. Bên cạnh đó nó sẽ xác thực người dùng và hạn chế các tranh chấp xảy ra khi có ý định phủ nhận một sự kiện trong quá khứ.
Tùy vào nhu cầu của người dùng mà bạn có thể chọn loại nội dung của chứng thực điện tử trong các nhóm trên. 
Với 4 tiêu chí đánh giá giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử, chúng tôi hi vọng bạn đã có thể nhận biết rõ ràng về hai thuật ngữ này, cũng như vai trò và nội dung mà nó bao chứa. 
Các doanh nghiệp cần nắm vững những công cụ này để quy trình kinh doanh, hoạt động được thuận lợi và dễ dàng, bạn lưu ý điểm này nhé!