Bạn đang muốn xây dựng một trang web của riêng mình

Đăng ký ngay tên miền thương hiệu tại Tenten.vn chỉ với 2 cú click chuột:

Kiểm tra sự tồn tại của tên miền: Nhập tên miền và nhấn “kiểm tra”.

BẢNG GIÁ TÊN MIỀN MỚI NHẤT

Có thể bạn chưa từng nghe đến cụm từ viết tắt là ICANN, nhưng nó là bắt buộc để giữ cho Internet hoạt động theo cách mà chúng ta vẫn thấy. Trong bài viết này, TENTEN sẽ nói về mọi thứ mà bạn cần biết về ICANN và vai trò quan trọng của nó đối với web trên toàn thế giới.

1. Vậy ICANN là gì?

ICANN là thuật ngữ viết tắt của Internet Corporation for Assigned Names and Numbers, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1998 nhằm giúp duy trì tính bảo mật của Internet và cho phép tất cả mọi người đều có thể sử dụng Internet. 
Vậy ICANN là gì?
Bất cứ khi nào bạn đăng ký miền trên Internet, bạn phải thông qua các công ty đăng ký tên miền, những đơn vị này sẽ trả một khoản phí nhỏ cho ICANN để đăng ký miền của bạn như một phần của quy trình đăng ký tên miền.
Mặc dù ICANN không kiểm soát nội dung nào xuất hiện trên Internet (nghĩa là nó không thể điều chỉnh quyền truy cập Internet hoặc giúp bạn ngăn chặn thư rác) nhưng ICANN giúp giữ an toàn cho web bằng cách phát triển và thực thi chính sách về mã số định danh duy nhất của Internet. 
Các định danh duy nhất này là tên và số mà bạn nhập vào thanh địa chỉ khi tiến hành tìm kiếm một trang web nhất định. Địa chỉ của trang web đó phải là duy nhất để các máy tính biết tìm nó ở đâu.
Bằng cách phối hợp các mã số định danh duy nhất này trên toàn thế giới, ICANN cho phép chúng ta có hệ thống Internet toàn cầu. Khi làm như vậy, ICANN cũng giúp thúc đẩy cạnh tranh trên web và đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển của Internet.

2. ICANN có liên quan như thế nào đến hệ thống tên miền?

Có một hệ thống tồn tại nhằm giúp con người có thể truy cập Internet dễ dàng. Hệ thống này, được gọi là Hệ thống tên miền, hoặc DNS, giúp chúng ta nhớ địa chỉ web hoặc địa chỉ IP nào đó nhanh chóng hơn.

ICANN có liên quan như thế nào đến hệ thống tên miền?

ICANN có liên quan như thế nào đến hệ thống tên miền?

Địa chỉ IP là một chuỗi số phức tạp, mỗi mã số sẽ tương thích với một thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, con người thường khó khăn để nhớ danh sách các mã số này. Thay vào đó, DNS sẽ chuyển đổi những con số này thành một chuỗi các chữ cái. Địa chỉ IP sẽ liên kết với chuỗi ký tự này một cách chính xác nhất.
Khi quá trình chuyển đổi này được thực hiện, bạn có thể tìm thấy một trang web nhất định với tên riêng của nó, thay vì một chuỗi số tưởng chừng như sắp xếp ngẫu nhiên. Các máy tính vẫn kết nối với nhau và biết địa chỉ bằng những con số IP này, nhưng đối với con người, chúng ta chỉ cần nhớ tới tên miền dạng, ví dụ như Domain.com là được.
Do đó, DNS giúp mọi người sử dụng Internet dễ dàng hơn nhiều. Nó cũng ngăn tên miền bị ràng buộc với một máy tính cụ thể, vì có thể dễ dàng thay đổi tên miền và địa chỉ IP. Khi một thay đổi xảy ra, toàn bộ Internet sẽ mất chưa đến 48 giờ để nhận ra sự thay đổi đó vì cơ sở hạ tầng DNS rất linh hoạt và liên tục cập nhật thông tin mới.

3. Cấu tạo của tên miền

Một tên miền bao gồm hai phần tử, phần tử đứng trước và phần tử đúng sau dấu chấm.  Những gì ở bên phải của dấu chấm, chẳng hạn như “com”, “org” hoặc “net”, được gọi là miền cấp cao nhất hoặc TLD. 
Đối với mỗi TLD cụ thể, có một công ty hoặc cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm về tất cả các miền kết thúc bằng TLD cụ thể đó. Cơ quan đăng ký này có quyền truy cập vào danh sách đầy đủ các tên miền trực tiếp nào nằm ngay dưới tên đó, ngoài bất kì địa chỉ IP nào mà các tên đó được liên kết. 

Cấu tạo của tên miền

Cấu tạo của tên miền

Phần trước dấu chấm có thể là tên công ty hoặc tổ chức của bạn và là tên miền mà bạn đăng ký. Miền này được sử dụng cho trang web, email của bạn và hơn thế nữa.
Do đó, DNS giúp mọi người có thể tìm thấy các trang web cụ thể trên Internet, thông qua thông tin được cung cấp trong quá trình đăng ký tên miền. Email và nhiều cách sử dụng trực tuyến khác cũng dựa trên hệ thống này.
Tên miền được bán bởi các công ty cung cấp tên miền. Không có tổ chức đăng ký tên miền nào quản lý tất cả các miền, mà thay vào đó là một hệ thống rộng lớn. Các tổ chức cung cấp tên miền này có thể tính phí tùy theo mức họ muốn cho một tên miền, nhưng các đơn vị này phải trả cho cơ quan đăng ký thích hợp một khoản phí đã cố định sẵn cho mỗi tên miền riêng.

ICANN có hợp đồng với từng tổ chức cung cấp tên miền và điều hành hệ thống công nhận cho các tổ chức cung cấp. Hệ thống kiểm tra và cân bằng này mang tới môi trường tên miền ổn định, tạo cho chúng ta một mạng lưới Internet rộng mở.

4. Vai trò của ICANN đối với địa chỉ IP là gì?

Mối quan hệ giữa ICANN và địa chỉ IP tương tự như mối quan hệ của tên miền được sử dụng với con người. Bạn không thể có hai tên miền y hệt, cũng như không thể có các địa chỉ IP giống nhau.
ICANN không điều hành hệ thống này, nhưng nó đóng vai trò quản trị. ICANN giúp điều phối cách địa chỉ IP được phân phối để không xảy ra lặp lại. Ngoài ra còn giữ vai trò là kho lưu trữ trung tâm cho các địa chỉ IP. Trong kho lưu trữ này, các phạm vi được cung cấp cho các cơ quan đăng ký theo từng khu vực, sau đó họ sẽ phân phối chúng cho các nhà cung cấp tên miền.

5. ICANN sẽ làm gì với máy chủ gốc?

Có tất cả mười ba máy chủ gốc, nghĩa là về mặt kỹ thuật, có mười ba địa chỉ IP nơi máy chủ gốc có thể được tìm thấy. Các máy chủ này có một trong mười ba địa chỉ IP có thể được đặt trong hàng tá các khu vực vật lý khác nhau của Website. 

ICANN sẽ làm gì với máy chủ gốc?

ICANN sẽ làm gì với máy chủ gốc?

Tuy nhiên, tất cả các máy chủ này đều lưu trữ một bản sao của cùng một tệp đóng vai trò là chỉ mục chính của sổ địa chỉ Internet. Mỗi tên miền cấp cao nhất có một địa chỉ được liệt kê để bạn có thể tìm thấy sổ đăng ký đó.
Máy chủ gốc không được cập nhật ​​thường xuyên, vì một khi nó được biết đến bởi các máy tính trên mạng, địa chỉ của một miền cấp cao nhất được giữ lại. ICANN chỉ thỉnh thoảng kiểm tra lại để đảm bảo rằng địa chỉ không thay đổi. Tuy nhiên, máy chủ gốc vẫn là một phần quan trọng của Internet và giúp nó hoạt động trơn tru.
Các nhà điều hành của các máy chủ gốc phần lớn được tự chủ. Tuy nhiên, họ vẫn cần làm việc với nhau và đảm bảo hệ thống luôn cập nhật với ICANN và sự thay đổi của Internet.

6. Mục đích chính của ICANN là gì?

Vai trò chính của ICANN là làm cho Internet hoạt động trơn tru trên toàn thế giới. Điều này thường được gọi là “khả năng phân giải toàn cầu”. Thuật ngữ này có nghĩa là bạn sẽ nhận được cùng một kết quả khi bạn truy cập mạng, bất kể ở đâu trên thế giới. Điều này cung cấp cho chúng ta một hệ thống Internet chung, thay vì trải nghiệm khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí.

7. ICANN được cấu trúc như thế nào?

Nhìn chung, ICANN thực sự được tạo thành từ một số nhóm khác nhau, mỗi nhóm đại diện cho một phần riêng của Internet. Bất cứ quyết định nào của ICANN cũng đều được đóng góp bởi các nhóm trên. Tổ chức hỗ trợ này của ICANN đại diện cho địa chỉ IP, tên miền và tên miền cấp cao nhất theo mã quốc gia.

ICANN được cấu trúc như thế nào?

ICANN được cấu trúc như thế nào?

Ngoài ra còn có bốn nhóm ủy ban cố vấn cung cấp lời khuyên cho ICANN. Các nhóm ủy ban này đại diện cho cơ quan chính phủ và tổ chức hiệp ước quốc tế, các nhà khai thác máy chủ gốc, quyền riêng tư và bảo mật Internet , và cộng đồng nói chung đại diện cho người dùng Internet.
Cuối cùng, có một nhóm liên lạc kỹ thuật làm việc với các tổ chức để cung cấp giao thức cơ bản cho các công nghệ Internet.  
Tất cả các quyết định cuối cùng của ICANN đều do Hội đồng quản trị của ICANN đưa ra. Hội đồng quản trị có tổng số 21 thành viên, trong đó 15 thành viên có quyền biểu quyết, trong khi sáu thành viên còn lại là liên lạc viên không có quyền biểu quyết. 
Tám trong số các thành viên được quyền bỏ phiếu, được lựa chọn bởi một ủy ban đề cử độc lập, trong khi những người còn lại được đề cử bởi các tổ chức hỗ trợ.
ICANN cũng có Chủ tịch và Giám đốc điều hành, người chỉ đạo các nhân viên và công việc của ICANN. Đội ngũ nhân viên này ở khắp nơi trên thế giới tại các quốc gia khác nhau và phối hợp với các tổ chức hỗ trợ và ủy ban cố vấn.

8. Quy trình ra quyết định của ICANN

Vì ICANN có công việc khá quan trọng phải làm, có thể nhiều người tò mò về cách họ thực hiện các quyết định thay đổi đối với Internet.
Các tổ chức hỗ trợ đề xuất thay đổi đối với mạng hiện tại hoặc đưa ra bất kỳ mối quan tâm nào mà họ hoặc một ủy ban cố vấn xác định được. Những thay đổi này được thảo luận, và cuối cùng, một báo cáo được tạo ra nhằm phát hành để xem xét công khai. 

Quy trình ra quyết định của ICANN

Quy trình ra quyết định của ICANN

Khi các thay đổi được đề xuất tác động đến một nhóm khác trong hệ thống ICANN, nhóm đó sẽ có cơ hội xem xét các lời khuyên được đề xuất và đưa ra ý kiến ​​về vấn đề này. Quan điểm của nhóm này sau đó cũng được công bố rộng rãi.
Mỗi đánh giá này đều được đưa vào một báo cáo duy nhất trước Ban Giám đốc ICANN, bao gồm danh sách các đề xuất dựa trên phản hồi từ các nhóm hỗ trợ. Sau đó, Hội đồng quản trị xem xét danh sách và chấp thuận hoặc từ chối các thay đổi. Hội đồng quản trị có thể chấp thuận tất cả các thay đổi, hoặc chấp thuận một số và từ chối những thay đổi khác, hoặc thậm chí có thể từ chối toàn bộ đề xuất. 
Thông thường, vấn đề được gửi lại cho một trong những tổ chức hỗ trợ có liên quan, kèm theo lời giải thích về những gì cần được sửa đổi trước khi cân nhắc có thể được thông qua hay không
Quá trình lặp.  lại cho đến khi mọi nhóm có liên quan và Ban Giám đốc có thể đồng ý thỏa hiệp hoặc đưa ra quyết định cuối cùng về báo cáo.

9. Ai chịu trách nhiệm giải trình cho ICANN?

Có cả trách nhiệm giải trình bên ngoài và bên trong đối với ICANN.
Về trách nhiệm giải trình bên ngoài, ICANN với tư cách là một tổ chức được thành lập theo luật của Bang California. Do đó, ICANN phải tuân theo luật pháp Hoa Kỳ và có thể bị đưa ra tòa bởi hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. 

Ai chịu trách nhiệm giải trình cho ICANN?

Ai chịu trách nhiệm giải trình cho ICANN?

Là một tổ chức phi lợi nhuận công cộng, ICANN và các giám đốc của ICANN cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý về việc tuân thủ các nhiệm vụ của mình theo luật doanh nghiệp.
ICANN cũng tự chịu trách nhiệm thông qua các quy định của mình, sự hiện diện của Hội đồng quản trị toàn cầu, ủy ban tư vấn đề cử độc lập (gồm một số thành viên Hội đồng quản trị), nhân viên cấp cao được Hội đồng bầu chọn hàng năm và các thủ tục giải quyết tranh chấp, bao gồm ủy ban xem xét lại Hội đồng quản trị, một cơ quan độc lập về đánh giá và một thanh tra viên.

ICANN giúp internet hoạt động hiệu quả và kết nối tới mọi người

ICANN đóng vai trò chính trong nỗ lực giữ cho Internet luôn đến được với tất cả mọi người. Nó thực hiện điều này thông qua mô hình kiểm soát nhiều bên liên quan, mặc dù một số đã bày tỏ lo ngại về việc ICANN hoạt động như một cơ quan độc lập. Hok lo ngại rằng không một doanh nghiệp, chính phủ hoặc cá nhân nào có thể kiểm soát Internet.
Cần phải nói thêm một lần nữa rằng vai trò của ICANN không phải là quản lý nội dung xuất hiện trực tuyến, tuy nhiên, có những lo ngại về nội dung có thể xuất hiện khi DNS được kiểm soát bởi các chính phủ quốc tế. 
Có những lo ngại khác về cách ICANN xử lý nội dung gây tranh cãi và các vấn đề khác, vì yêu cầu gỡ xuống các cấp của tên miền có thể bị coi là vi phạm quyền tự do ngôn luận và / hoặc tự do báo chí.

ICANN giúp duy trì trang web của bạn trực tuyến

Như bạn có thể thấy, ICANN đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì Internet như chúng ta đã biết và tiếp tục hun đúc và phát triển Internet của ngày mai. Bất cứ khi nào bạn đăng ký tên miền , ICANN sẽ nhận được một khoản phí nhỏ và giám sát miền của bạn để giúp duy trì tính bảo mật của web.

10. ICANN WHOIS là gì?

Hàng năm, hàng triệu cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ đăng ký tên miền. Mỗi người phải cung cấp thông tin nhận dạng và liên hệ có thể bao gồm: tên, địa chỉ, email, số điện thoại và các địa chỉ liên hệ hành chính và kỹ thuật. Thông tin này thường được gọi là “dữ liệu WHOIS”.
Nhưng dịch vụ WHOIS không phải là một cơ sở dữ liệu duy nhất, được vận hành tập trung. Thay vào đó, dữ liệu được quản lý bởi các thực thể độc lập được gọi là “tổ chức đăng ký tên miền” và “đơn vị  cung cấp tên miền”. Bất kỳ tổ chức nào muốn trở thành tổ chức đăng ký tên miền phải đạt được chứng nhận của ICANN.
Tương tự, các cơ quan đăng ký theo hợp đồng với ICANN để có thể vận hành miền cấp cao nhất, chẳng hạn như .COM, .ORG hoặc một trong các gTLD mới như .STORAGE và .LINK.

ICANN WHOIS là gì?

ICANN WHOIS là gì?

Dựa trên các hợp đồng và chính sách đồng thuận hiện có, ICANN cam kết thực hiện các biện pháp để duy trì quyền truy cập kịp thời, không hạn chế và công khai vào thông tin ICANN WHOIS chính xác và đầy đủ, tuân theo luật hiện hành. Để làm điều đó, các tổ chức đăng ký tên miền và đơn vị cung cấp quyền truy cập công khai vào dữ liệu trên các tên miền đã đăng ký.
Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng giao thức ICANN WHOIS để tìm kiếm cơ sở dữ liệu của họ và xác định người đăng ký tên miền.
Vào năm 2016, Quy chế mới của ICANN đã thay thế các nghĩa vụ của ICANN WHOIS ban đầu được thiết lập bởi Bản xác nhận cam kết đã hết hạn. Các Quy định này yêu cầu đánh giá định kỳ để đánh giá hiệu quả của Dịch vụ danh bạ đăng ký gTLD hiện tại (RDS, trước đây gọi là ICANN WHOIS) và việc triển khai nó có đáp ứng nhu cầu hợp pháp của cơ quan thực thi pháp luật hay không, thúc đẩy lòng tin của người tiêu dùng và bảo vệ dữ liệu của người đăng ký.
Ngoài ra, các Điều luật đó yêu cầu tổ chức ICANN sử dụng các nỗ lực hợp lý về mặt thương mại để thực thi các chính sách của mình liên quan đến RDS, đồng thời cân nhắc các thay đổi về cấu trúc để cải thiện độ chính xác và quyền truy cập vào dữ liệu đăng ký miền cấp cao nhất chung, cũng như xem xét các biện pháp bảo vệ để bảo vệ dữ liệu đó.
Trên đây là tất tần tật từ A-Z về ICANN, bảo gồm cả câu trả lời cho thắc mắc ICANN là gì và vai trò của tổ chức này. Nếu thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân nhé!

Bạn đang muốn xây dựng một trang web của riêng mình

Đăng ký ngay tên miền thương hiệu tại Tenten.vn chỉ với 2 cú click chuột:

Kiểm tra sự tồn tại của tên miền: Nhập tên miền và nhấn “kiểm tra”.

BẢNG GIÁ TÊN MIỀN MỚI NHẤT

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “ICANN là gì”

ICANN là tên của tổ chức nào Ixp là gì
ICANN Internet là gì
Ican là gì Icann là gì
Vnnic là gì? Số hiệu mạng là gì

Bài viết liên quan

Tên miền là gì? Hỏi đáp từ A-Z về tên miền
Cách đăng ký tên miền miễn phí – Top 7 website uy tín
4 Tips quản lý tên miền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Hướng dẫn 5 webite kiểm tra thông tin tên miền