IPSEC là gì? 6 cách thức hoạt động bất ngờ của IPSEC
15/02/2023 03:01 am | Lượt xem : 2536
IPSEC là một giải pháp bảo mật mạng được sử dụng để bảo vệ dữ liệu truyền trên mạng internet. Nó cung cấp một tầm nhìn toàn cầu về bảo mật dữ liệu và giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ một số nguồn nguy hiểm. IPSEC cung cấp các giải pháp mã hóa và xác thực dữ liệu để bảo vệ thông tin truyền qua mạng, giúp người dùng cảm thấy an toàn khi truy cập và chia sẻ dữ liệu
Trong thời gian gần đây, Tenten.vn thường xuyên nhận được câu hỏi xoay quanh về IPSEC là gì? Đây là giao thức bảo mật khá tốt nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, nhiều trang thông tin cũng cung cấp khái niệm chưa đầy đủ. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về bộ giao thức bảo mật quan trọng này.
Contents
1. IPSEC là gì?
1.1. Thông tin sơ lược về IPSEC
Nếu như bạn chưa biết IPSEC là gì thì đây thuật ngữ viết tắt của cụm từ Internet Protocol Security. Đây là bộ giao thức mật mã dùng để bảo vệ lưu lượng dữ liệu trên mạng Internet Protocol (viết tắt là IP). Vậy tại sao lại cần đến bộ giao thức này? Câu trả lời là do mạng IP và World Wide Web không có đủ khả năng mã hoá và bảo vệ quyền riêng tư. Chính vì thế, VPN IPSEC xuất hiện như một giải pháp để loại trừ điểm yếu trên. Nó hoạt động bằng cách cung cấp framework cho việc giao tiếp được mã hóa và riêng tư trên website.
1.2. Lịch sử ra đời của IPSEC
Hầu hết mọi người đều không biết rõ về sự ra đời của giao thức IPSEC là gì. Theo nhiều thông tin mà Tenten đã tìm hiểu thì Internet Protocol đã được ra đời và phát triển từ những năm 80. Tuy nhiên lúc này thói quen bảo mật dữ liệu chưa thịnh hành. Vậy nên ứng dụng này cũng không có bước phát triển đột phá, không được đánh giá cao.
Mãi cho tới giữa những năm 80, khi người dùng Internet đã có bước tiến mạnh mẽ thì nhu cầu này ngày càng tăng. Và để đáp ứng nhu cầu đó, Cơ quan An ninh Quốc gia đã hỗ trợ để thúc đẩy sự phát triển của các giao thức bảo mật. Điển hình nhất là tại chương trình Secure Data Network Systems (Hệ thống mạng dữ liệu bảo mật).
Từ đó dần dẫn tới sự phát triển của Security Protocol (Giao thức bảo mật) ở Layer 3. Hay như Network Layer Security Protocol. IPSEC cũng bắt đầu được ra đời từ những năm 90 thông qua dự án trên. Hiện tại, bộ giao thức này được coi là tiêu chuẩn mã nguồn mở và là một phần của IPv4.
2. Cách thức hoạt động của IPSEC
2.1. Trao đổi key
Key là một trong những bước quan trọng để mã hoá. Đó là chuỗi ký tự ngẫu nhiên, vai trò chính để mã hoá và giải mã thông điệp. Nhóm giao thức có khả năng tạo ra các key và sự trao đổi giữa các key. Ngoài ra các key cũng có thể liên hệ với các thiết bị được kết nối. Qua đó, các thiết bị sẽ dễ dàng giải mã tin nhắn của nhau.
2.2. Header và trailer của packet
Packet là thuật ngữ chỉ các dữ liệu khi được gửi qua mạng và đã chia thành nhiều phần nhỏ. Mỗi packet gồm payload hoặc dữ liệu thực tế. Chúng được gửi đi gồm các header hoặc thông tin về dữ liệu. Công đoạn này giúp máy tính nhận biết phải làm gì. IPSEC lúc này đóng vai trò thêm header vào các packet dữ liệu chứa thông tin xác thực để mã hóa. Thêm nữa, nhóm giao thức này cũng cần xuất hiện các đoạn trailer, đi sau payload của một packet.
2.3. Xác thực
Giống như bất kì con dấu gì dùng để xác thực vật phẩm, IPSEC có vai trò là cung cấp xác thực cho các packet. Điều này giúp máy tính bảo đảm được rằng các packet được đưa đến từ nguồn đáng tin. Chứ không phải hacker hay virus xâm nhập gây rò rỉ dữ liệu.
2.4. Mã hóa
Sau khi xác thực, IPSEC sẽ tiến hành mã hoá các =payload và IP header ở mỗi packet. Nhiệm vụ này giúp cho dữ liệu khi được chuyển qua nhóm giao thức trở nên an toàn và riêng tư hơn.
2.5. Truyền dữ liệu – IPSEC là gì?
Với việc sử dụng một giao thức truyền tải, IPsec packet sẽ đến đích qua một hoặc nhiều mạng. Tuy nhiên, giai đoạn này khiến lưu lượng IPSEC khác với lưu lượng IP thông thường. Nguyên do là bởi nó ứng dụng UDP (User Datagram Protocol) làm giao thức truyền tải. Nếu như TCP (Transmission Control Protocol) có khả năng tạo lập các kết nối chuyên dụng. Và đảm bảo rằng các packet đều được truyền đến đích. Thì UDP lại không có khả năng đó. Nhưng thay vào đấy, UDP lạicho phép các IPSEC vượt qua firewall (điều mà TCP không thể).
2.6. Giải mã
Đây là bước cuối cùng nhưng quan trọng nhất. Bởi khi đến được đầu kia của giao tiếp, các packet sẽ được giải mã. Từ đó, các app mới có thể sử dụng dữ liệu được phân phối.
3. IPSEC tạo VPN tunnel bảo mật như nào?
Sau đây là các bước để IPSEC tạo VPN tunnel bảo mật cho những ai chưa biết:
- IPSEC xác thực dữ liệu, đảm bảo sự an toàn của gói dữ liệu trong lúc truyền tải.
- Tiếp tục bước vào công đoạn chính là mã hóa lưu lượng truy cập Internet qua các VPN tunnel để không gì có thể xem dữ liệu.
- Bảo vệ dữ liệu thoát ra khỏi các cuộc tấn công Replay Attack.
- Tiến hành trao đổi key mật mã bảo mật giữa các máy tính.
- IPSEC sẽ cung cấp 2 chế độ bảo mật chính gồm Tunnel và Transport.
- Lúc này, VPN IPSec sẽ đảm nhiệm việc bảo vệ dữ liệu truyền từ host đến host, mạng đến mạng hay host đến mạng và cổng đến gateway.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Tenten.vn về IPSEC là gì nói chung và cách thức hoạt động của nó. Mong rằng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu và ứng dụng thành công!
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “IPSEC là gì”
IPsec VPN | Ssl VPN là gì |
Strongswan là gì | IPsec VPN Fortigate |
L2tp là gì | Pptp là gì |
IPSec toàn tập | Ssl là gì |