Trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm khác nhau, đủ các loại mặt hàng. Giữa môi trường đó doanh nghiệp phải xác định được mô hình Brandkey sẽ khiến thương hiệu nổi bật hơn hẳn và hiểu được mong muốn của khách hàng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết giới thiệu về mô hình Brandkey ngay hôm nay! 

mô hình brandkey

Mô hình Brandkey là gì? 9 yếu tố cấu thành mô hình Brandkey

Mô hình Brandkey là gì?

Brandkey là một chìa khóa định vị là mô hình được Unilever đưa ra để mô tả các thuộc tính, thành phần của định vị, từ đó quản trị định vị của thương hiệu giúp cho doanh nghiệp có thể thiết lập và giải quyết các vấn đề quan trọng nhất cho thương hiệu một cách nhanh chóng.

Mô hình Brandkey của Unilever được tạo nên với hai mục đích chính là ghi lại các mục tiêu của nhãn hiệu và nắm bắt được tình hình và thực trạng của nhãn hiệu (nghĩa là vị trí của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng).

Không dừng ở đó, Brandkey là mô hình được dùng để khai thác, khám phá các thông tin về thương hiệu của khách hàng, từ đó dựa trên các thông tin then chốt này đề xuất chiến lược làm thương hiệu phù hợp và hiệu quả.

Mô hình Brandkey gồm các yếu tốnào

Thế mạnh cốt lõi (Root Strength)

Giá trị, sản phẩm và lợi ích mà từ đầu đã tạo nên sự đẳng cấp của thương hiệu và chúng ta muốn tiếp tục xây dựng thương hiệu dựa trên những thế này cốt lõi này.

Môi trường cạnh tranh (Competitive Environment)

mô hình brandkey

Môi trường cạnh tranh (Competitive Environment) – Mô hình brandkey

Môi trường cạnh tranh là các yếu tố căn bản thuộc về mặt cạnh tranh trên thị trường như số lượng đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, tiềm lực đối thủ cạnh tranh, điểm yếu của các đối thủ và vị thế của thương hiệu trong thị trường, trong lĩnh vực mình tham dự.

 Từ đó có được những dữ liệu và phân tích góc nhìn của khách hàng về thị trường này,  nhìn ra đâu là những đối thủ ngang tầm thương hiệu mình và đâu là những thương hiệu đứng đầu để phân tích là những gì cần phải làm, cần phải thay đổi những gì?.

Vấn đề này phải có sự nghiên cứu chiến lược kỹ lưỡng, tỉ mỉ để đưa ra những quyết định đúng đắn. Để có được chiến lược định vị thương hiệu chính xác, đôi khi doanh nghiệp cần hiểu giá trị của đối thủ ngang với hiểu giá trị của chính thương hiệu mình.

Mục tiêu (Target)

Yếu tố chính tiếp tới mà mô hình Brandkey phải xác định đó là: Đối tượng khách hàng mục tiêu là gì? Sở thích của khách hàng là gì? Những khách hàng thì thường nổi lên những đặc điểm?

Chỉ một vài câu hỏi nhưng chúng có những tác động to lớn và sẽ tác động trực tiếp khả năng tiếp nhận của khách hàng đối với sản phẩm khi có những thái độ, bình phẩm, hành vi của người tiêu dùng.

Lượng khách hàng trong nhóm này luôn được các thương hiệu xoay quanh và phục vụ bởi họ luôn là lựa chọn tốt nhất. Ví dụ những tập đoàn công nghệ lớn sẽ sản xuất cùng 1 sản phẩm nhưng giá thành lại khác nhau tùy vào chất lượng của sản phẩm, chất lượng càng cao thì chi phí bỏ ra cũng cao phù hợp cho nhóm người có thu nhập cao và ổn định có nhu cầu sử dụng loại đắt tiền.

Còn với nhóm người có thu nhập trung bình khá thì cũng sẽ có sản phẩm phù hợp với giá tiền trong mức họ có thể chi trả.Từ đó dù với nhóm người nào thương hiệu cũng sẽ có được doanh thu

Sự thấu hiểu người tiêu dùng (Insight)

mô hình brandkey

Sự thấu hiểu người tiêu dùng (Insight) – Mô hình brandkey

Từ khóa trong mô hình Brandkey này có nghĩa là gì? Insight tức là thương hiệu tìm hiểu những mong cầu của khách hàng, từ việc họ muốn gì? hay đang quan tâm về thứ gì đó? hoặc sâu xa hơn là thương hiệu của mình có phù hợp với những tiêu chí của khách hàng hay không? Đó đều gọi là Insight.

Insight thương hiệu yêu cầu phải đúng theo hàng năm và không bị lỗi thời như vào thời điểm nào, lúc nào khách hàng cũng có nhu cầu như thế. Liên tục ghi lại những phản hồi khách hàng, tìm những điểm chung nhất trong nội dung, từ đó thương hiệu sẽ tìm ra insight khách hàng của mình để một bước tiến gần hơn tới khách hàng. Nêu ra được những câu slogan đánh trúng vào tâm lý của người tiêu dùng thông qua những chiến dịch quảng cáo.

Lợi ích mang lại (Benefits)

Trong thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng cạnh tranh với nhau, thì việc lợi ích mà thương hiệu của bạn mang lại khác so với những thương hiệu khác thì tất nhiên khách hàng sẽ lựa chọn bạn, sản phẩm bạn đem đến cho họ những trải nghiệm gì, cảm xúc gì và đặc biệt là suy nghĩ của họ.

Vì vậy, Benefit là những gì mà doanh nghiệp xây dựng brandkey thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng (dù ở mặt cảm xúc hay tiêu dùng), họ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Giá trị, niềm tin, tính cách thương hiệu (Value, Beliefs, Personality)

Mỗi thương hiệu đều có một linh hồn riêng một tâm huyết riêng mà người tạo ra muốn gửi gắm vào chúng với hy vọng chúng đến gần hơn được với người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu Brandkey cũng như bạn muốn gửi gắm thông điệp gì vào sản phẩm thì khách hàng cũng sẽ tiếp nhận được tương đương như thế.

Lý do tin tưởng (Reason to believe)

mô hình brandkey

Lý do tin tưởng (Reason to believe)

Doanh nghiệp cần xác định lý do khách hàng mua sản phẩm của mình là do sản phẩm (lợi ích, công dụng đáp ứng nhu cầu của họ) hay khách hàng mua vì thương hiệu (vì họ thích thương hiệu nên ủng hộ sản phẩm) hay vì giá cả (giá tốt nên họ chọn). Tại sao khách hàng lại mua ở thương hiệu mình thay vì mua ở những thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường và ngược lại? 

Trả lời được những câu hỏi đó thì các doanh nghiệp sẽ hiểu được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu bán thương hiệu hay bán sản phẩm chất lượng có tên của thương hiệu mình.

Điểm khác biệt (Discriminator)

Yếu tố phân biệt của Brandkey trong mô hình Brandkey đó là để khách hàng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu này thay vì thương hiệu khác là những gì mà khách hàng thấy sản phẩm của thương hiệu mình có điểm khác biệt với các bên đối thủ.

Dựa trên những insight của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tìm được những điểm nào riêng biệt của mình chạm đến tâm lý người tiêu dùng để phát triển.

Giá trị cốt lõi (Core Value)

mô hình brandkey

Giá trị cốt lõi (Core Value) – Mô hình brandkey

Giá trị cốt lõi của thương hiệu sẽ là trung tâm để mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu xoay quanh nó. Tất cả những yếu tố đã nêu trên tạo thành một giá trị trị cốt lõi hoàn chỉnh, từ đó tạo thành một mô hình brandkey hoàn chỉnh nhất cho doanh nghiệp.

Đôi khi giá trị cốt lõi của thương hiệu được đúc kết chỉ trong một câu ngắn gọn nhưng nó truyền tải tất cả những gì thương hiệu đó muốn hướng tới. 

Mô hình của Brandkey đang dần hòa nhập trong môi trường làm việc của các doanh nghiệp, len lỏi vào những dự tính của những nhà sản xuất với mong muốn giúp cho những doanh nghiệp có được những định hướng, bước đi tốt nhất.

Hãy xây dựng một thương hiệu có tâm có tầm và luôn tự tin sẽ bước đi thật xa nhé- mô hình Brandkey của Unilever tạo ra sẽ là hành trang theo bạn trong suốt chặng đường.

Kiếm tiền cùng trí tuệ nhân tạo

Bạn sẽ học được gì?

  • Chiến lược Kinh doanh đột phá
  • Xây dựng marketing đỉnh cao
  • Tạo video triệu view trên mọi nền tảng
  • X3 Doanh số cho mọi ngành nghề
mô hình brandkey

NHÓM ZALO KIẾM TIỀN CÙNG AI

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Mô hình Brandkey”

Mô hình brandkey là gì Brandkey của KFC
Mô hình brandkey của Heineken Brandkey là gì
Mô hình Brandkey của Unilever Brand key của Vinamilk
Brandkey của H&M Brand key của Milo

Bài viết liên quan

05 Gợi ý giúp quản lý hệ thống bán hàng online trở nên hiệu quả?

20 điều cần chuẩn bị để bán hàng online hiệu quả

Nên bán hàng online gì? Bán hàng online cần chuẩn bị những gì?