Operating System là gì? Tổng quan về OS
27/09/2023 08:34 am | Lượt xem : 12957
Operating System hay hệ điều hành là một phần mềm quản lý tài nguyên của máy tính, quản lý tài nguyên phần cứng và phần mềm, cung cấp các dịch vụ cho các chương trình ứng dụng và cho người dùng cuối.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây tại Tenten.vn nhé!
Contents
OS (Operating System) là gì?
Hệ điều hành (Operating System, viết tắt là OS) là một phần mềm quản lý tất cả các thành phần phần cứng và phần mềm của máy tính. Trong đó:
- Phần cứng bao gồm: CPU, RAM, ROM, các thiết bị nhập (chuột, bàn phím, …) cùng với các thiết bị xuất (máy in, loa, máy chiếu…).
- Phần mềm bao gồm các chương trình hoặc ứng dụng được cài đặt trên máy tính và các trình duyệt web.
Hệ điều hành chính là một thành phần cốt lõi của mọi máy tính và thiết bị di động, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu suất của hệ thống.
Thành phần chính trong Operating System
Hệ điều hành (Operating System) bao gồm các thành phần chính như sau:
Kernel
Kernel là thành phần quan trọng hàng đầu của hệ điều hành. Kernel cung cấp các dịch vụ và chức năng cơ bản để quản lý và điều khiển phần cứng và phần mềm của máy tính.
Kernel cũng xử lý các yêu cầu từ các chương trình người dùng và điều phối việc truy cập vào các tài nguyên hệ thống, như bộ nhớ, bộ xử lý và thiết bị ngoại vi.
API
Là giao diện lập trình ứng dụng, cho phép các nhà phát triển ứng dụng viết các module mã.
Giao diện người dùng (User Interface) trong Operating System
Giao diện người dùng là phần mà người dùng tương tác với hệ điều hành. Có hai loại giao diện người dùng chính thường gặp là:
- Giao diện dòng lệnh (Command Line Interface – CLI): Người dùng sử dụng lệnh và các thao tác dòng lệnh để tương tác với Operating System
- Giao diện đồ họa (Graphical User Interface – GUI): Người dùng sử dụng các biểu tượng, cửa sổ và các thao tác trực quan trên màn hình để tương tác với Operating System
Phân loại Operating System
Dưới đây là 4 loại hệ điều hành phổ biến hiện nay mà bạn cần biết:
Multi -user (Nhiều người dùng) | Multitasking (Đa nhiệm) | Multithreading (Đa luồng) | Real time (Thời gian thực) |
Cho phép nhiều người dùng chạy các chương trình đồng thời trên hệ thống.
Các hệ điều hành lớn có thể đáp ứng hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn người dùng đồng thời. |
Cho phép nhiều chương trình khác nhau có thể chạy đồng thời một lúc | Cho phép những phần khác nhau của một chương trình có thể chạy cùng lúc với nhau | Cho phép phản hồi ngay lập tức |
Chức năng quan trọng của hệ điều hành (OS)
Hệ điều hành sẽ đảm nhiệm những chức năng chính sau
Quản lý chia sẻ tài nguyên
Hệ điều hành đóng vai trò phân phối tài nguyên hiệu quả và nhanh chóng để đáp ứng được nhiều chương trình đòi hỏi tài nguyên trong hệ thống đa nhiệm.
Kiểm soát chương trình
Hệ điều hành OS có nhiệm vụ kiểm soát các chương trình đang hoạt động trên hệ thống để tránh các lỗi và sự cố do người dùng sử dụng không đúng cách.
Ngoài ra, OS còn quản lý quá trình, bộ nhớ, ổ cứng và bộ nhớ ngoài USB, HDD. OS cũng hỗ trợ quản lý hệ thống lưu trữ để người dùng có thể sử dụng hệ thống một cách tiện lợi và nhanh chóng.
Mục tiêu nhiệm vụ của Operating System
Nhiệm vụ chính của hệ điều hành (OS) là thực hiện các mục sau:
- Thực hiện các thao tác cơ bản như đọc, viết và quản lý kho dữ liệu và tập tin.
- Hỗ trợ và quản lý phần cứng để đạt hiệu quả tối đa.
- Hệ thống cung cấp các lệnh cơ bản để điều khiển máy tính và giao diện để hỗ trợ các ứng dụng và phần mềm.
- Giúp cho người dùng sử dụng máy tính thuận tiện và hiệu quả hơn bằng cách ẩn đi chi tiết về tài nguyên phần cứng.
- Hệ điều hành hoạt động như một trung gian giữa phần cứng và người dùng, cho phép truy cập và sử dụng tài nguyên một cách dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ quản lý các tài nguyên của hệ thống máy tính, theo dõi người dùng và xử lý các yêu cầu xung đột từ chương trình và người dùng khác nhau
- Chia sẻ tài nguyên một cách công bằng giữa người dùng và chương trình.
Hệ điều hành máy tính – điện thoại phổ biến hiện nay
Dưới đây là những hệ điều hành thông dụng nhất được sử dụng để phục vụ cuộc sống hằng ngày của chúng ta
Hệ điều hành Windows
Hệ điều hành Windows là một hệ điều hành phổ biến được phát triển bởi Microsoft. Nó cung cấp giao diện đồ họa người dùng và hỗ trợ nhiều ứng dụng và trò chơi.
Hiện nay Windows có nhiều phiên bản khác nhau, bao gồm Windows 10, Windows 11…
Hệ điều hành Mac OS
Hệ điều hành Mac OS là một hệ điều hành được phát triển bởi Apple dành riêng cho các sản phẩm của họ như MacBook, iMac và Mac Pro.
Mac OS được thiết kế để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất với giao diện đồ họa đẹp mắt, tính năng đa phương tiện và bảo mật cao.
Hệ điều hành Operating System Linux
Hệ điều hành Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở phổ biến được sử dụng trên nhiều loại thiết bị, bao gồm máy tính cá nhân, máy chủ, điện thoại di động và thiết bị nhúng.
Linux được phát triển từ nền tảng Unix và có nhiều phiên bản khác nhau, gọi là bản phân phối (distribution). Một số bản phân phối Linux phổ biến bao gồm Ubuntu, Fedora, Debian và CentOS.
Operating System Android
Hệ điều hành Android là một hệ điều hành dành cho điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị di động khác. Hệ điều hành này được phát triển bởi Google và được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động trên toàn thế giới,. cho phép các nhà phát triển tùy chỉnh và phát triển ứng dụng trên nền tảng này.
Hệ điều hành IOS
iOS là một Operating System di động được phát triển bởi Apple Inc. Nó được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị di động của Apple như iPhone, iPad và iPod Touch.
Hiện nay iOS được coi là một trong những hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới.
Kết luận
Mong là bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu operating system là gì và phân biệt được những hệ điều hành phổ biến hiện nay.
AIVA – Trợ lý ảo toàn năng
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “operating system”
Operating System La gì | Hệ điều hành la gì | What is operating system |
What is an operating system quizlet | Operating system PDF | an operating system wasn’t found |
Bài liên quan
Shell là gì? Phân biệt các loại Shell
Ngôn ngữ Assembly là gì? 7 đặc điểm thú vị của ngôn ngữ Assembly
Sandbox là gì? Cách thức thiết lập Sandbox vào ứng dụng
File EPS là gì? 6 ứng dụng giúp mở và chuyển đổi file EPS bạn cần biết