Gợi ý cho bạn 6 phần mềm quản lý VPS tốt nhất hiện nay
18/04/2022 14:12 pm | Lượt xem : 19936
Nếu như đang sử dụng 1 VPS thì có thể bạn không cần thiết phải nghĩ đến việc quản lý VPS.
Thế nhưng nếu như bạn là người đang sử dụng rất nhiều máy chủ ảo thì việc quản lý VPS cùng một lúc là việc cực kỳ đau đầu đấy, nó không hề đơn giản chút nào!
Chính vì vậy, giờ là lúc bạn cần tìm hiểu đến các phần mềm quản lý VPS và đâu mới là lựa chọn đúng nhỉ?
Bài viết này TenTen sẽ gợi ý 6 phần mềm tốt nhất và hướng dẫn bạn cách sao để quản lý VPS một cách vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian và công sức nhé!
Contents
1. VPS là gì?
VPS là cụm từ viết tắt của Virtual Private Server – một dạng máy chủ ảo được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và vận hành các chương trình duy trì hoạt động website online.
Cấu hình này được tạo ra bằng cách chia một server vật lý chủ thành nhiều server khác nhau.
Đặc biệt, với việc sử dụng VPS sẽ hoàn toàn có đầy đủ tính năng như một máy chủ riêng, hoạt động dưới dạng chia sẻ nguồn dữ liệu từ server ban đầu.
VPS được tạo ra bằng công nghệ ảo hóa hiện đại thay vì áp dụng các phần mềm quản lý truyền thống.
Số lượng VPS sẽ thấp hơn so với việc sử dụng một số lượng hosting lớn cài đặt trên hệ thống server và giúp hệ thống hoạt động ổn định, hiệu suất sử dụng tài nguyên hoàn hảo hơn.
Bạn có thể tưởng tượng, chỉ với 1 VPS đã chứa tới hàng trăm hosting khác.
Với mỗi VPS hosting được biết đến là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt. Nó có dung lượng RAM riêng, CPU riêng, ổ cứng riêng, hệ điều hành và địa chỉ IP riêng.
Người dùng hoàn toàn có quyền restart lại hệ thống và quản lý root bất kỳ lúc nào.
DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI
2. Các thông số quan trọng của VPS
Các thông số kỹ thuật quan trọng của máy chủ ảo VPS
Trước khi tìm hiểu về các phần mềm quản lý nhiều VPS, bạn cần biết các thông số kỹ thuật nào quyết định đến chất lượng, tốc độ của máy chủ ảo.
Đối với VPS, các thông số quan trọng không thể bỏ qua khi bạn thuê hoặc mua VPS là:
RAM máy chủ: Số lượng RAM càng nhiều thì máy chủ càng hoạt động tốt, vì hiệu năng vận hành của các loại RAM đều tương đồng. Khi thuê VPS, bạn nên tìm hiểu kỹ RAM được cung cấp cho máy chủ vật lý hay máy chủ ảo. RAM thật mang đến chất lượng cao hơn RAM ảo.
SWAP máy chủ ảo: Đây là bộ nhớ ảo được sử dụng để lưu lại các hành động xử lý khi bộ nhớ RAM đầy. Thực chất, SWAP không phải là bộ nhớ độc lập, nó chính là không gian lưu trữ tồn tại trên ổ cứng.
Ổ cứng: Đây là không gian lưu trữ các tập tin cài đặt hệ điều hành, mã nguồn website. Hiện nay, thị trường có 2 loại ổ đĩa cứng là HDD và SSD. Khả năng hoạt động của ổ SSD nhanh gấp nhiều lần so với HDD. SSD cũng có độ bền cao hơn HDD. Và tất nhiên, giá thành SSD đắt hơn ổ HDD.
CPU Core: Khi thuê hay mua VPS, bạn nên quan tâm đến 2 chỉ tiêu là số Core, và tốc độ xung nhịp.
Băng thông: Băng thông càng lớn thì tốc độ truy cập càng nhanh, và ngược lại.
Thời gian Up-time: Là khoảng thời gian hoạt động của máy chủ ảo VPS. Thông thường, thời gian tối ưu ở mức 99.95% – 99.9%.
Hệ điều hành VPS: Có 2 loại phổ biến là Windows và Linux
3. Top 6 phần mềm quản lý VPS tốt nhất hiện nay
3.1. Kpanel: Công cụ quản lý VPS Server tối ưu nhất
Kpanel đang dần trở nên phổ biến và được người dùng đánh giá là một trong những phần mềm quản lý VPS đơn giản, hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay bởi nó giúp user dễ dàng thao tác hơn.
Phần mềm quản lý VPS Kpanel sở hữu một số ưu điểm, tính năng nổi bật như:
– Tự động cài đặt SSL Certificate hoàn toàn miễn phí
– Bảo mật: Tiện ích tường lửa CSF Firewall được cài đặt tự động giúp chặn, block IP, Open hoặc Close port VPS nhanh chóng
– Hỗ trợ cài đặt Memcached, Redis, OPcache để tăng tốc website hoàn toàn tự động.
– Menu thân thiện và dễ hiểu giúp tiết kiệm thời gian tạo, xóa, backup phục hồi database.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Kpanel trên: https://kdata.vn/kpanel
3.2. EasyEngine: Tool quản lý VPS dành cho WordPress
Tool quản lý VPS, Server – Easy Engine hoàn toàn miễn phí, chuyên phục vụ cho WordPress, dành cho các bạn thích sử dụng command line.
Nó chạy được trên mọi hệ điều hành Linux (Ubuntu hay CentOS đều được) và cả Mac nữa. Điểm cộng của EasyEngine (EE) giúp chúng ta cài đặt 1 stack tối ưu cho WordPress.
EE sử dụng web server Nginx thay vì Apache để có thể chịu được nhiều người truy cập hơn.
Bạn cũng sẽ được cài đặt PHP 7 và Redis để tối ưu về tốc độ. Ngoài Redis, EE còn cấu hình cache tối ưu cho các website WordPress của bạn.
EE cung cấp nhiều câu lệnh để thêm/xóa website và quản trị cấu hình cho website, giúp cho bạn đỡ phải tự thao tác bằng dòng lệnh trên VPS nhiều.
Với cơ chế quản lý các app bằng Docker làm cho web của bạn thêm bảo mật. Phiên bản 4 mới có quản lý app bằng docker nhé.
Ưu điểm chính:
– Giúp người dùng cài WordPress chỉ với 1 câu lệnh
– Sẵn sàng môi trường Nginx, PHP, MySQL, Redis & deps
– Setup SSL của Let’s Encrypt và của riêng bạn
– Full Cache cho site WordPress
– Cài đặt dev trên MacOS.
3.3. Webinoly: Trình quản trị VPS cho WordPress
Webinoly là một phần mềm quản lý VPS khá chuyên nghiệp. Nó cũng được tối ưu cho các website WordPress.
Hơi dở 1 chút là Webinoly chỉ tương thích với hệ điều hành Ubuntu 16.04 và 18.04. Vì thế nếu bạn đã quen dùng CentOS thì có lẽ đây không phải là tool mà bạn cần.
Webinoly sử dụng Nginx, PHP 7.2, MariaDB, Let’s Encrypt và HTTP/2 để tối ưu tốc độ. Nói về tối ưu, Webinoly dùng FastCgi Cache và Redis Object Cache để tối ưu phần cache cho website WordPress.
Điểm cộng của Webinoly là ngoài việc dùng tạo các website WordPress, nó có thể giúp bạn tạo các website cho các ứng dụng HTML, PHP khác được.
Ưu điểm:
– Tích hợp SSL miễn phí với Let’s Encrypt
– Sử dụng HTTP/2 để tăng tốc việc đẩy dữ liệu về phía client
– Dùng PHP 7.2 và hỗ trợ các bản PHP version cũ hơn
– Dùng FastCgi Cache và Redis Object Cache cho các site WordPress
– Tích hợp nhiều lệnh quản trị website
– Hỗ trợ các loại website cho các ứng dụng HTML, PHP, WordPress
– Hỗ trợ cài mật khẩu cho các tool như phpMyAdmin.
3.4. PuTTY
PuTTY được hiểu là phần mềm sử dụng để điều khiển server thông qua mạng internet, Nó hỗ trợ nhiều giao thức mạng, bao gồm SCP, SSH, Telnet, rlogin…
PuTTY ban đầu được viết dành riêng cho hệ điều hành Windows, nhưng hiện nay nó đã được viết cho nhiều hệ điều hành khác như Unix, hệ điều hành MacOS, Symbian, Windows Mobile và android.
PuTTY không phải chữ viết tắt nào trong tiếng anh. PuTTY được sử dụng để quản lý VPS. PuTTY được viết và được duy trì chủ yếu bởi Simon Tatham và hiện đang là phần mềm phiên bản beta.
Một số ưu điểm:
– PuTTY hỗ trợ nhiều biến thể trên “các thiết bị đầu cuối” từ xa an toàn
– Cung cấp cho người dùng SSH với khóa mã hóa, các giao thức, thuật toán mã hóa thay thế như 3DES , Arcfour, Blowfish, DES, và khóa công khai xác thực
– Hỗ trợ IPv6, các giao thức SSH và các chương trình nén openssh bị trì hoãn
– Sử dụng với các kết nối cổng nối tiếp trong mạng LAN.
3.5. Remote Desktop Connection Manager (dành cho Windows)
Remote Desktop Manager là một giải pháp quản lý VPS từ xa hữu ích dành cho người dùng windows.
Khi sử dụng phần mềm bạn sẽ dễ dàng kiểm soát một máy tính từ xa như thể bạn đang ngồi sử dụng trực tiếp trên máy tính đó.
Đặc điểm:
– Quản lý tập trung kết nối nhiều Server trên một nền tảng duy nhất
– Lưu trữ tất cả mật khẩu và thông tin đăng nhập tập trung hoặc sử dụng trình quản lý mật khẩu hiện có, chẳng hạn như KeePass
– Bảo vệ các kết nối của bạn khỏi các cuộc tấn công khác nhau và các mối đe dọa bằng cách sử dụng kiểm soát truy cập
– Giảm bớt gánh nặng của việc quản lý quyền và tài khoản. Tạo templates để đơn giản hóa việc quản lý.
3.6. VPSSIM: Phần mềm quản lý VPS thân thiện, đơn giản
VPSSIM là một sản phẩm của Việt Nam, là tên gọi tắt của VPS SIMPLE – một tiện ích tự động cài đặt và tối ưu Nginx – PHP – MariaDB (LEMP) cho Centos VPS.
VPSSIM không hỗ trợ các hệ điều hành khác, nên fan của Ubuntu đành bỏ qua nó.
VPSSIM được tích hợp rất nhiều chức năng thể hiện bằng những menu thân thiện và dễ hiểu, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức khi quản lý VPS.
Với số lượng chức năng đủ để bạn không cần biết một dòng lệnh nào cũng có thể làm chủ VPS một cách dễ dàng nhất.
VPSSIM có giao diện tiếng Việt, khá dễ sử dụng. Bạn không cần phải nhớ các câu lệnh như các ứng dụng khác.
Đặc điểm:
– Hỗ trợ cài đặt Nginx, MariaDB, PHP 7.2 và tích hợp module Google PageSpeed để tăng tốc website.
– Hỗ trợ cài đặt WordPress dễ dàng và tự động cấu hình cho các plugin cache cho WordPress.
– Hỗ trợ cài đặt 1 số forum như PHPBB, MyBB and SMF forum.
– Tích hợp chức năng tự động giám sát hệ thống. VPSSIM sẽ tự động email thông báo khi một trong 3 dịch vụ: MySQL, Nginx hoặc PHP bị dừng trên VPS.
– Tích hợp chức năng cài đặt SSL miễn phí qua Let’s Encrypt hoặc các PaidSSL (Comodo, Symantec, …) cho website.
– Tích hợp các chức năng bảo mật
– Tích hợp chức năng cài đặt và tạo tài khoản FTP cho từng website trên VPS.
– Hỗ trợ cấu hình giới hạn số file được phép upload và dung lượng cho từng tài khoản FTP như share host.
– Tích hợp sẵn chức năng sao lưu website và phục hồi toàn bộ website.
Đó là những đặc điểm cơ bản về 6 phần mềm quản lý VPS với nhiều tính năng nổi bật của tìm phần mềm. Hi vọng lần gợi ý này có thể giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
Chúc bạn thành công!
DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “quản lý VPS”
Remote Desktop Connection Manager | EasyEngine |
Kpanel | Quản lý VPS Ubuntu |
Phần mềm quản lý VPS | Phần mềm quản lý Remote Desktop |
Remote Desktop Manager | Quản lý VPS Linux |
Bài viết liên quan
Mách bạn 10 nhà cho thuê VPS free tốt nhất
Nên thuê VPS theo giờ không? 5 lưu ý để thuê VPS giá tốt nhất
Khi thuê VPS có GPU – 3 lưu ý không thể bỏ qua khi thuê VPS có GPU
VPS Windows là gì? 4 lưu ý khi sử dụng VPS Windows