7 loại Basic DNS Records phổ biến nhất. Tìm hiểu thêm về bản ghi DNS
29/03/2022 17:51 pm | Lượt xem : 3627
Tiếp nối những bài viết về DNS. Ngày hôm nay TenTen sẽ cung cấp cho các bạn 7 loại Basic DNS Records được sử dụng nhiều nhất với cách đăng ký cài đặt dễ dàng.
Trước đó chúng ta cùng ôn lại một số thông tin về DNS, thế nào là Basic DNS Records và các công dụng cũng như cách dùng của nó.
[su_box title=”Bạn cần mua web hosting để giúp website hoạt động và truy cập được trên mạng” style=”default” box_color=”#1d78f5″ title_color=”#FFFFFF” radius=”3″]
Hướng dẫn cách mua Hosting lại Tenten.vn
Bước 1: Chọn 1 trong các gói dưới đây
[sc_ssd_hosting_linux]
Bước 2: [su_button url=”https://tenten.vn/vi/hosting” target=”_blank” style=”default” background=”#2D89EF” color=”#FFFFFF” size=”6″ radius=”auto” icon_color=”#FFFFFF” text_shadow=”none”]BẤM VÀO ĐÂY[/su_button]
[/su_box]
Contents
1. Một số định nghĩa về Basic DNS Records
1.1. Domain Name System DNS:
DNS là một cơ sở dữ liệu phân tán, phân cấp, và dự phòng cho các thông tin liên quan đến tên miền, địa chỉ Internet.
Trong các máy chủ tên miền, các loại record khác nhau được sử dụng cho mục đích khác nhau.
Ví dụ: Google.com hoặc vinahost.vn.
Hệ thống này là cơ sở dữ liệu của tên miền và địa chỉ IP.
DNS được sử dụng để duy trì thư mục tên miền và hỗ trợ việc biên dịch tên miền phù hợp với địa chỉ IP.
Nghĩa là, đây là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website, chuyển từ dạng www.tenten.com sang dạng địa chỉ IP tương ứng với tên miền và ngược lại.
Vì ngôn ngữ giao tiếp của chúng ta là tên và chữ viết, còn máy tính chỉ có thể hiểu được các dãy số mà thôi.
Hệ thống giúp biên dịch tên miền (hostname) thành các dãy số, để máy tính có thể hiểu được.
Bên cạnh đó, các thao tác này có DNS có vai trò lớn trong liên kết các thiết bị mạng với nhau trong việc định vị và gán địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet.
1.2. Định nghĩa Basic DNS Records
Basic DNS records là bản ghi nằm trong Basic DNS Servers cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu.
Basic DNS records cho biết các tên miền, địa chỉ IP gắn với tên miền và cách xử lý các yêu cầu với tên miền đó…
Tất cả các tên miền trên internet đều phải có một vài Basic DNS Records cần thiết để người dùng có thể truy cập trang web khi nhập tên miền và thực hiện các mục đích khác.
1.3. Resource Record (RR)
RR là mẫu thông tin dùng để mô tả các thông tin về cơ sở dữ liệu DNS, các mẫu thông tin này được lưu trong các file cơ sở dữ liệu của DNS (%systemroot%system32dns).
Có rất nhiều loại RR khác nhau. Khi một zone mới được tạo ra, DNS tự động thêm 2 RR vào zone đó là: Start of Authority (SOA) và Name Server (NS).
Các bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết sau để hiểu rõ hơn về Basic DNS Records:
DNS là gì? 6 điều cần biết về DNS
Top 10 Public DNS tốt nhất để tăng tốc độ internet
DNS IPv6 là gì? 3 loại DNS IPv6
DNS riêng tư là gì? 4 cách bật DNS riêng tư trên thiết bị của bạn
2. Thông tin nào có trong mỗi Basic DNS Records ?
Mỗi Basic DNS Records cần chứa 4 trường chính: Type, Name, Data và TTL.
– Type: Loại Basic DNS Records xác định phần domain mà mỗi bản ghi sẽ thay đổi. Các loại bản ghi quan trọng nhất để giúp bạn thiết lập và vận hành được đề cập bên dưới.
– Name: Trường này cho phép bạn thêm tiền tố (hay chính xác hơn là hậu tố, vì tên miền về mặt kỹ thuật được đọc từ phải sang trái) vào tên miền chính.
Nếu bạn đang thêm bản ghi cho một domain phụ, chẳng hạn như shop.example.com, bạn sẽ nhập “shop” vào trường này.
– Data: Trường dữ liệu chứa thông tin khác nhau tùy thuộc vào loại bản ghi bạn đang tạo.
– TTL: TTL là viết tắt của Time to Live. Đây là thời gian tính bằng giây để mọi thay đổi đối với Basic DNS Records có hiệu lực.
Với TTL là 3600, tất cả các thay đổi đối với bản ghi ví dụ này sẽ được làm mới sau mỗi 3600 giây (1 giờ).
3. Các Kiểu Basic DNS Records:
SOA (Start of Authority):
Trong mỗi tập tin cơ sở dữ liệu DNS phải có một và chỉ một record SOA (Start of Authority).
Bao gồm các thông tin về domain trên DNS Server, thông tin về zone transfer.
- Cú pháp:
[tên miền] IN SOA [tên–server–dns] [địa–chỉ-email] (serial number;refresh number;retry number;experi number;time–to–live number) - Serial : áp dụng cho mọi dữ liệu trong zone và là một số nguyên.
Định dạng này theo kiểu YYYYMMDDNN, trong đó YYYY là năm, MM là tháng, DD là ngày, NN là số lần sửa đổi dữ liệu zone trong ngày. Email Server 0Đ khi đăng ký cùng .VN
Bất kể là theo định dạng nào, luôn luôn phải tăng số này lên mỗi lần sửa đổi dữ liệu zone.
Khi máy chủ Secondary liên lạc với máy chủ Primary, trước tiên nó sẽ hỏi số serial.
Nếu số serial của máy Secondary nhỏ hơn số serial của máy Primary tức là dữ liệu zone trên Secondary đã cũ và sao đó máy Secondary sẽ sao chép dữ liệu mới từ máy Primary thay cho dữ liệu đang có.
- Refresh: chỉ ra khoảng thời gian máy chủ Secondary kiểm tra sữ liệu zone trên máy Primary để cập nhật nếu cần.
Giá trị này thay đổi tùy theo tần suất thay đổi dữ liệu trong zone.
- Retry: nếu máy chủ Secondary không kết nối được với máy chủ Primary theo thời hạn mô tả trong refresh.
Ví dụ máy chủ Primary bị shutdown vào lúc đó thì máy chủ Secondary phải tìm cách kết nối lại với máy chủ Primary theo một chu kỳ thời gian mô tả trong retry.
Thông thường, giá trị này nhỏ hơn giá trị refresh.
- Expire: nếu sau khoảng thời gian này mà máy chủ Secondary không kết nối được với máy chủ Primary thì dữ liệu zone trên máy Secondary sẽ bị quá hạn.
Một khi dữ liệu trên Secondary bị quá hạn thì máy chủ này sẽ không trả lời mỗi truy vấn về zone này nữa.
Giá trị expire này phải lớn hơn giá trị refresh và giá trị retry.
- TTL (time to live): giá trị này áp dụng cho mọi record trong zone và được đính kèm trong thông tin trả lời một truy vấn.
Mục đích của nó là chỉ ra thời gian mà các máy chủ name server khác cache lại thông tin trả lời.
Việc cache thông tin trả lời giúp giảm lưu lượng truy vấn DNS trên mạng.
NS (Name Server): Record tiếp theo cần có trong zone là NS (name server) record.
Mỗi name server cho zone sẽ có một NS record.
Chứa địa chỉ IP của DNS Server cùng với các thông tin về domain đó.
- Cú pháp :
[domain_name] IN NS [DNS–Server_name] - Ví dụ : Record NS sau :
Tenten.vn IN NS ns1.tenten.com.
Tenten.com. IN NS ns2.tentencom.
Chỉ ra hai name servers cho miền tenten.com.
A (Address) và Cname (Canonical Name) :
- A Record – Address Record: dùng để phân giải Host ra một địa chỉ 32-bit IPv4. Dùng để trỏ tên website như www.domain.com đến một Server Hosting website đó.
- Record CNAME (canonical name): tạo tên bí danh (alias) trỏ vào Server Hosting website đó.Thông thường thì máy tính trên Internet có nhiều dịch vụ như Web Server, FTP Server, Chat Server, …. Để lọc hay nói nôm na là kiểm soát, CNAME Records đã được sử dụng.
AAAA: dùng để phân giải Host ra một địa chỉ 128-bit IPv6.
SRV: Cung cấp cơ chế định vị dịch vụ, Active Directory sử dụng resource record này để xác định domain controllers, global catalog servers, Lightweight Directory Access Protocol (LDAP) servers.
Các trường trong record SVR :
- Tên dịch vụ service.
- Giao thức sử dụng.
- Tên miền (domain name).
- TTL và class.
- Priority.
- weight (hỗ trợ load balancing).
- Port của dịch vụ.
- Target chỉ định FQDN cho host hỗ trợ dịch vụ.
MX (Mail Exchange): Dùng để xác định Mail Server cho một domain.
Ví dụ khi bạn gửi email tới support@tenten.com, mail server sẽ xem xét MX Record tenten.com xem nó được điều khiển chính xác bởi mail server nào (mail.tenten.com chẳng hạn) rồi tiếp đến sẽ xem A Record để chuyển tới IP đích.
Để tránh việc gửi mail bị lặp lại, record MX có thêm một giá trị bổ sung ngoài tên miền của Mail Exchange là một số thứ tự tham chiếu.
Đây là giá trị nguyên không dấu 16-bit (0-65535) chỉ ra thứ tự ưu tiên của các mail exchanger.
Cú pháp :
[domain_name] IN MX [priority] [mail–host]
Ví dụ : tenten.vn IN MX 10 mail.tenten.vn.
Chỉ ra máy chủ mail.tenten.vn là 1 Mail Exchanger cho Domain tenten.vn với độ ưu tiên là 10.
PTR (Pointer): Phân giải địa chỉ IP sang hostname.
PTR Record, với PTR là viết tắt của “pointer” hay “con trỏ”, là một loại bản ghi DNS có tác dụng trỏ một địa chỉ IP đến một tên miền.
Bạn có thể hiểu đơn giản: PTR record giống như một phiên bản ngược của A record.
Trong khi bản ghi A trỏ một tên miền tới một địa chỉ IP để máy tính có thể hiểu được, thì PTR trỏ một địa chỉ IP đến hostname.
A record sẽ chiếu tên miền vào một địa chỉ IP, PTR chiếu một địa chỉ vào một hostname.
Tuy nhiên cả 2 records này là độc lập.
Ví dụ, A record của TenTen đang trỏ tới 21.21.128.xx, trong khi 23.23.128.xx lại chiếu tới một hostname hoàn toàn khác.
Như vậy, trong bài viết ngày hôm nay, chúng mình đã giải thích và giới thiệu cho các bạn 7 loại Basic DNS Record phổ biến nhất được sử dụng trong nhiều trường hợp.
Lưu ý để cấu hình bản ghi, bạn cần liên hệ với đơn vị cung cấp IP cho bạn như các nhà cung cấp ISP , chứ không phải nhà cung cấp tên miền.
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Basic DNS Record là gì”
A record là gì | Txt record là gì |
Dns record là gì | mx record dùng để làm gì? |
Bản ghi NS là gì | Resource record là gì |
Srv record là gì | DNS record check |
Bài viết liên quan
DNS RECORD LÀ GÌ? 11 LOẠI DNS RECORD PHỔ BIẾN
DNS records và 4 điều cơ bản về DNS records
3 cách cập nhật bản ghi tên miền – cập nhật đồng bộ DNS là gì?
DMARC record và 7 điều bạn không thể bỏ qua về DMARC record