Bounce rate là gì? 9 tips giảm bounce rate & tăng boost trust
04/01/2023 03:27 am | Lượt xem : 1462
Contents
- 1. Bounce rate là gì?
- 2. 09 cách giảm bounce rate và tăng boost trust
- 2.1. Chọn đúng tên miền
- 2.2. Tạo kết nối an toàn
- 2.3. Kiếm tiền một cách có ý nghĩa
- 2.4. Làm cho các nút click (clickable buttons) trở lên thu hút hơn
- 2.5. Đăng các social proof (bằng chứng xã hội/ đánh giá) tin cậy
- 2.6. Hiển thị sản phẩm rõ ràng
- 2.7. Rõ ràng cách chính sách của website
- 2.8. Hiển thị thông tin liên hệ
- 2.9. Cải thiện tốc độ tải (loading)
- 3. Kết luận
- Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Bounce rate”
1. Bounce rate là gì?
Bounce Rate hay tỉ lệ thoát là chỉ số chỉ tỉ lệ phần trăm số lần truy cập trang web duy nhất và chỉ một Gif request sẽ được gửi tới Google Analytics. Hay nói một cách dễ hiểu, Bounce Rate là thông số dùng để đo lường hiệu quả của website.
Bounce Rate đại diện cho tỉ lệ người truy cập vào website và rời đi thay vì tham khảo thêm các trang khác của trang web ấy.
2. 09 cách giảm bounce rate và tăng boost trust
2.1. Chọn đúng tên miền
URL chính của trang web phải đảm bảo dễ đọc, nhập và dễ hiểu. Các liên kết nội bộ và đường dẫn đến bài viết khác cũng cần được sắp xếp cẩn thận.
Lưu ý: Cần tránh những liên kết chuyển hướng do lỗi chính tả gây ra vì sẽ làm giảm lưu lượng truy cập đến trang đích đã định.
Nếu bạn có một gian thương mại điện tử, hãy cân nhắc thiết lập tên miền .shop để khách đang đọc bài muốn nhấp vào link dẫn có thể biết họ sẽ được chuyển hướng đến đâu trước trang web được mở ra.
2.2. Tạo kết nối an toàn
Chứng chỉ SSL (Lớp cổng bảo mật – là giao thức mật mã được thiết kế để truyền thông an toàn qua mạng máy tính) khiến cho các trang web an toàn hơn bằng cách mã hóa liên kết của người dùng đến máy chủ. Khách truy cập sẽ thấy một ổ khóa liên kết HTTPS trong trình duyệt, điều này chứng minh rằng trang web đó an toàn.
Bước bảo mật cơ bản này phải là tiêu chuẩn cho mọi trang web. Có được điều này sẽ làm cho khách hàng yên tâm hơn khi truy cập vào website của bạn.
2.3. Kiếm tiền một cách có ý nghĩa
Bạn đang đăng quảng cáo? Hãy đánh dấu chúng rõ ràng và minh bạch để khách truy cập biết chính xác những gì họ nhấp vào. Giới hạn quảng cáo ở một trong hai sidebar hoặc là header. Các trang web mà sắp xếp quảng cáo rõ ràng, đẹp mắt sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ chính những quảng cáo này.
Hãy làm cho ngôn ngữ bán hàng trở nên gần gũi hơn để không gây khó chịu cho khách hàng, họ sẽ không cảm thấy bản thân mình bị thúc ép mua hàng. Ví dụ như “shop now” sẽ cảm thấy đáng tin cậy hơn “buy now”.
Không bao giờ đăng các đánh giá giả mạo như review ảo, feedback giả. Thử cân nhắc sử dụng tích hợp với bên thứ ba để quản lý đánh giá, phản hồi của bạn. Bằng cách này, khách hàng sẽ biết rằng các trích dẫn (review, feedback) không được chỉnh sửa và đăng có chọn lọc.
2.6. Hiển thị sản phẩm rõ ràng
Màn hình 360 độ, cảm quan màn ảnh (AR visualization), video demo và ảnh sản phẩm có độ phân giải cao sẽ khiến khách hàng an tâm hơn khi mua hàng. Đồ họa hạn chế và chất lượng thấp có thể gây ra mối lo ngại rằng những gì đang được được bán sẽ không giống với thực tế.
Thuê một người viết quảng cáo chuyên nghiệp để tạo ra các mô tả sản phẩm và nội dung website gốc. Bạn không bao giờ được phép sao chép nội dung của các đối thủ cạnh tranh dưới bất kỳ hình thức nào.
2.7. Rõ ràng cách chính sách của website
Tăng sự tin tưởng vào website của bạn bằng cách đăng tải rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu về những chính sách của website như là chính sách giao hàng, trả lại hàng, chính sách bảo mật,…
Đừng che giấu những điều này khỏi tầm nhìn của khách hàng. Ngoài việc đặt liên kết ở chân trang thì bạn cũng nên thiết kế có các link liên kết trực tiếp trên trang FAQ (những câu hỏi thường gặp) hoặc phương thức liên hệ của bạn và trang hỗ trợ trong suốt quá trình thanh toán.
2.8. Hiển thị thông tin liên hệ
Khách hàng có thể liên hệ với bạn để đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề không? Hãy thiết lập một biểu mẫu yêu cầu phản hồi, kết nối các tài khoảng mạng xã hội có thương hiệu và đăng email trực tiếp để hỗ trợ khách hàng. Lưu ý hãy ghi gõ thời gian phản hồi là bao lâu? Một trang web uy tín phải cho khách hàng biết được giờ làm việc của nhóm hỗ trợ và thời gian phản hồi ước tính.
2.9. Cải thiện tốc độ tải (loading)
Cải thiện tốc độ tải (loading) cũng là cách cải thiện bounce rate hiệu quả. Cần phải liên hệ với một chuyên gia để giúp bạn tối ưu hóa tốc độ tải và thiết kế mã nguồn trang web sao cho tương thích trên tất cả các thiết bị.
Chất lượng của máy chủ web rất quan trọng.
Khách hàng có thể nhìn thấy và cảm nhận sự khác biệt về tốc độ tải web. Lướt web nhanh và mượt giúp cho trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Chính vì thế hãy chọn một nhà cung cấp các giải pháp lưu trữ hợp lý đáp ứng các yêu cầu về bảo mật và tốc độ tải.
3. Kết luận
Trên đây là 9 cách giảm bounce rate và tăng boost trust hiệu quả nhất mà Tenten đã tìm hiểu và tổng hợp lại, mong bài viết này sẽ có thể giúp bạn chọn lựa được phương thức phù hợp nhất để cải thiện website của bạn.
Theo dõi blog TENTEN hoặc fanpage tenten.vn để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
TENTEN.VN – Nhà đăng ký chăm sóc khách hàng tên miền “.VN” xuất sắc nhất năm 2021
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Bounce rate”
Bounce rate | Conversion rate |
Click Through rate la gì | Pages per Visit là gì |
Conversion rate la gì | Rebound rate là gì |
Exit Rate là gì | Bounce là gì |
Bài viết liên quan
Conversion rate là gì? 3 lý do chứng minh tầm quan trọng của Conversion rate
Khám phá breadcrumb là gì – Cách nhận biết 3 loại breadcrumb