Cross domain là gì? 2 điều cần biết về cross domain
24/02/2022 14:28 pm | Lượt xem : 4695
Cross domain là khái niệm không mấy xa lạ đối với những doanh nghiệp và người đi làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và rõ về nó. Vậy cross domain là gì, cross domain và cross domain cookies có mối liên hệ như thế nào? Vai trò của nó gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Contents
Trước hết, cross domain là gì?
Cross domain là những tên miền khác nhau, hoạt động động lập với nhau và doanh nghiệp khi muốn có cross domain thì phải mua những domain khác nhau với chi phí riêng.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp có hai domain như: tendoanhnghiep.com và tendoanhnghiep.com.vn.
Như vậy, có thể dễ dàng thấy được rằng, hai tên miền bên trên là hoàn toàn khác biệt, và chúng sẽ hoạt động khác nhau, doanh nghiệp phải bỏ ra 2 lần chi phí để có được hai domain đó. Và bởi vì chúng hoạt động độc lập với nhau nên sẽ giúp cho doanh nghiệp phân tích đươc nhiều tệp đối tượng khác nhau với nhiều chủ đề khác nhau, đa dạng.
Điều này sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hiểu được insight của người dùng trên các kênh online, tối ưu và cải thiên người truy cập thông qua việc cải thiện website và các kênh khác nhau.
Bạn đang muốn xây dựng một trang web của riêng mình
Cookies là những tệp văn bản nhỏ đươc đưa vào máy tính của bạn khi bạn truy cập một trang web. Và nếu như bạn truy cập vào trang web đó lần nữa, máy tính sẽ gửi lại cookies cho trang web này. Từ đó, kết quả được cá nhân hóa vì trang web sẽ ghi nhớ bạn và những lần lựa chọn của bạn từ những lần trải nghiệm trước đó, có thể thấy được rằng, qua quá trình này, máy tính và những phân tích về trải nghiệm web của bạn đã được ghi lại, được phân tích và lưu lại trên một hệ thống nào đó.
Chẳng hạn, nhiều khi bạn truy cập vào một trang web nào đó, và trang web này hiện lên thông báo về hai lựa chọn: Chấp nhận tất cả cookies và từ chối nó.
Quay ngược trở lại hai, ba chục năm về trước, khi các doanh nghiệp muốn phân tích khách hàng trên nhiều kênh khác nhau, sẽ rất khó khăn và tốn kém chi phí. Và có thể, doanh nghiệp sẽ phải thuê nhiều bên để mua thông tin, dữ liệu phân tích về người dùng để có sự tiếp cận chính xác nhất.
Tuy nhiên, ngày nay, vấn đề này đã được giải quyết khi cross domain cookies ra đời. Cross domain cookies chính là bên thứ ba, đứng ra phân tích lượng người dùng, hành vi và lịch sử trải nghiệm web của họ để cung cấp tới doanh nghiệp. Chúng được sử dụng để theo dõi nhiều người dùng khác nhau trên các miền hoặc trang web khác nhau.
Giả sử bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google của mình, sau đó truy cập vào một trang web khác mà không cần đăng xuất. Sau đó, bạn lại muốn truy cập Internet và đăng nhập vào tài khoản Youtube của bạn. Lúc này, Youtube sẽ phân tích được rằng, bạn đã đăng nhập bằng tài khoản google trước đó, vì vậy, lúc này, youtube không bắt bạn phải đăng nhập thêm một lần nữa.
Đây chính là ứng dụng và biểu hiện có thể nhìn thấy rõ nhất của cross domain cookies. Lúc này, Google đã sử dụng cross domain cookies để theo dõi người dùng từ nhiều miền sở hữu của Google, và Youtube là một trong số đó. Điều này dẫn đến việc, Youtube đã có thông tin của bạn và không hiện thông báo việc bạn cần phải đăng nhập một lần nữa.
Như đã phân tích ở trên, vai trò của cross domain cookies chính là theo dõi hoạt động và hành vi, cũng như trải nghiệm web của người dùng trên những miền khác nhau. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, như vậy cross domain cookies có phải đang theo dõi người dùng, cross domain cookies đang phá vỡ sự riêng tư của người dùng khi truy cập internet? Nhiều người dùng cũng lo sợ rằng cross domain cookies sẽ tiết lộ nhiều thông tin cá nhân của mình, và làm thế nào để chặn cross domain cookies?
Hãy thử tưởng tượng rằng, trong khi bạn đang vô tư lướt web thì đang có một ‘’thế lực’’ ngầm đang theo dõi bạn, và những dữ liệu về bạn sẽ được bán cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, được sử dụng để tiếp cận bạn với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cross domain cookies có thể bị xóa, thông tin của bạn sẽ được hạn chế một cách tối đa bị phát tán ra ngoài. Bạn có thể sử dụng các cách như:
- Xóa cross domain cookies theo cách thủ công
Đúng như tên gọi, bạn chỉ cần xóa những cookies đã được lưu mỗi khi bạn truy cập vào một trang web nào đó. Để làm được điều này, bạn hãy đi đến thư mục của trình duyệt. Có thể thấy, cách làm này khá cồng kềnh tốn thời gian và mất nhiều công sức.
- Thay đổi cài đặt trên trình duyệt của bạn.
Mỗi trình duyệt sẽ có những sự cài đặt khác nhau về việc này, nhưng nhìn chung bạn chỉ cần tìm cái đặt quyền riêng tư trên trình duyệt của mình là đã có thể ngăn chặn được cross domain cookies.
- Sử dụng Mạng riêng ảo (VPN)
Bên cạnh hai cách để chặn cross domain cookies ở trên, còn có nhiều cách khác, tuy nhiên không có cách nào trong số đó cung cấp sự bảo vệ toàn diện và toàn diện hơn VPN. Với nhà cung cấp VPN phù hợp, cookie sẽ được mã hóa theo cách mà không ai – ngay cả ISP của bạn và trang web đã đưa cookie vào máy tính của bạn – có thể xem có gì trong đó.
Có thể thấy rằng, việc ngăn chặn vấn đề nay là hoàn toàn có thể, và thậm chí là dễ dàng để thực hiện. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng, khi bạn truy cập bất kì trang web nào, cũng có thông báo hỏi có chấp nhận cookies hay không, hay thông báo yêu cầu bạn đăng nhập.
Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy phiền phức, và tiêu tốn thời gian của bạn. Bởi lúc này, bạn đã ngăn chặn việc cross domain cookies theo dõi và ghi nhớ thông tin của mình. Cross domain cookies có mặt hại, nhưng cũng có mặt lợi ích của nó.
Trên đây là sự tổng hợp về cross domain cũng như cross domain cookies. Có thể thấy rằng, cross domain sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến gần hơn đối với đối tượng khách hàng của mình nhờ những phân tích từ cross domain cookies mang lại. Hy vọng những kiến thức mà Tenten tin tức mang lại trên đây thực sự hữu ích đối với bạn đọc.
Bạn đang muốn xây dựng một trang web của riêng mình
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Cross domain là gì”
access-control-allow-origin | Enable CORS |
CrossOrigin trong Spring Boot | CORS policy |
Lỗi CORS là gì | CORS error |
lỗi access-control-allow-origin axios | CORS extension |
Bài viết liên quan
3 điều cần biết về Business domain
Cách Transfer Domain đơn giản, hiệu quả cùng TenTen 2022
Tên miền là gì? Hỏi đáp từ A-Z về tên miền
Những lợi ích của website bán hàng doanh nghiệp cần biết