Chữ ký số đã trở thành công cụ quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp, dù quy mô lớn hay nhỏ. Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 130 chữ ký số) ra đời để quy định chi tiết hơn về cách thi hành Luật Giao dịch điện tử , cụ thể là chữ ký số và các dịch vụ chứng thực liên quan. Vậy chi tiết nghị định 130 chữ ký số gồm các quy định mới nào cần lưu ý? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Chữ ký số là gì?

Chữ ký số được quy định là một chữ ký điện tử, tạo ra bằng cách biến đổi thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Nhờ vậy mà người có thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký sẽ được xác định chính xác.

Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là gì? – khái niệm theo nghị định 130 chữ ký số của Chính Phủ


 
Quá trình biến đổi tạo ra bằng đúng khóa bị mật tương ứng với khóa công khai, tạo thành một cặp khóa. Nội dung sẽ được giữ nguyên vẹn khi thực hiện việc biến đổi này. (theo nghị định 130 chữ ký số của Chính Phủ)

2. Chi tiết Nghị định 130/2018/NĐ-CP của chính phủ về chữ ký số

Là văn bản đầy đủ và cụ thể của Chính Phủ về việc thi hành Luật Giao dịch điện tử cho chữ ký số và dịch vụ chứng thực liên quan, Nghị định 130/2018/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 130 chữ ký số) bao gồm rất nhiều quy định xoay quanh vấn đề này. Trong đó, các quy định chi tiết về riêng phần Chữ ký số đã được nêu rất rõ trong Chương II của Nghị định trên. Chúng tôi xin trích dẫn như sau:
Chương II

CHỮ KÝ SỐ VÀ CHỨNG THƯ SỐ

Điều 5. Nội dung của chứng thư số
Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:

  1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  2. Tên của thuê bao.
  3. Số hiệu chứng thư số.
  4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
  5. Khóa công khai của thuê bao.
  6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
  8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  9. Thuật toán mật mã.
  10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 6. Chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức

  1. Tất cả các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu đều có quyền được cấp chứng thư số có giá trị như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
  2. Chứng thư số cấp cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó.
  3. Việc cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu sau:
  4. a) Văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hoặc chức danh nhà nước;
  5. b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước đó.

Điều 7. Sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức

  1. Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số theo quy định tại Điều 6 Nghị định này chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
  2. Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.

Điều 8. Giá trị pháp lý của chữ ký số

  1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
  2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
  3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

Điều 9. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
  2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
  3. a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  4. b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  5. c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  6. d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
  7. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Điều 10. Quy định về định dạng chứng thư số
Khi cấp chứng thư số, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng phải tuân thủ quy định về định dạng chứng thư số theo quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Nếu bạn muốn xem chi tiết toàn bộ nghị định Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ, hãy tham khảo ngay tại đây

3. Các quy định mới cần lưu ý trong nghị định 130 chữ ký số

Tổng kết lại nghị định 130 chữ ký số và các dịch vụ chứng thực chữ ký số, có thể thấy được 4 quy định mới như sau:

cCác quy định mới cần lưu ý trong nghị định 130 chữ ký số

Các quy định mới cần lưu ý trong nghị định 130 chữ ký số

3.1. Điểm mới số 1 trong nghị định 130 chữ ký số: đối tượng cần dùng chữ ký số

Theo nghị định 130 chữ ký số của Chính Phủ, các đối tượng cần sử dụng đến chữ ký số là cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, dùng nó cho mục đích kinh doanh, giao dịch điện tử hoặc ký kết hợp đồng.

3.2. Điểm mới số 2 trong nghị định 130 chữ ký số: thông tin trong chứng thư số

Liên quan đến nghị định 130 chữ ký số, bạn cần nắm được sự thay đổi về thông tin trong các chứng thư số, được quy định bao gồm:

  • Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Tên thuê bao
  • Số hiệu của chứng thư số;
  • Thời gian hiệu lực của mẫu chứng thư số;
  • Mã khóa công khai của thuê bao trên;
  • Chữ ký số của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Hạn chế về trách nhiệm pháp lý
  • Thuật toán mật mã

Ngoài việc chứa đầy đủ thông tin đúng với Nghị định 130 chữ ký số như trên, chứng từ số còn cần thêm các thông tin khác theo quy định của Bộ Thông tin – Truyền thông.

3.3. Điểm mới số 3 trong nghị định 130 chữ ký số: giá trị pháp lý của chữ ký số

Nghị định 130 chữ ký số đã nêu rõ các văn bản hợp pháp (hợp đồng ký kết kinh doanh, hàng hóa dịch vụ, giao dịch điện tử,…) chỉ được tính là có giá trị khi đã được ký bằng chữ ký số đúng với quy định pháp luật.
Đối với chữ ký số và chứng thư số được cung cấp từ nước ngoài và đã cấp phép tại Việt Nam, đồng thời đảm bảo quy định an toàn về bảo mật thì sẽ có giá trị pháp lý và hiệu lực tương đương với mẫu chữ ký số do đơn vị ở Việt Nam cung cấp. (theo chương V trong Nghị định 130 chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam)

Các quy định mới cần lưu ý trong nghị định 130 chữ ký số

Các quy định mới cần lưu ý trong nghị định 130 chữ ký số

3.4. Điểm mới số 4 trong nghị định 130 chữ ký số: tiêu chuẩn an toàn của chữ ký số

Điểm mới tiếp theo trong nghị định 130 chữ ký số nói về các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn chữ ký số như:
– Thời gian để tạo chữ ký số phải còn hiệu lực và có thể kiểm tra bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số
– Chữ ký số được tạo từ khóa bí mật phải tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số các tổ chức được cấp phép cung cấp. Nếu đang quan tâm việc nên mua chữ ký số ở đâu, hãy tham khảo ngay tại đây nhé!
Liên quan đến pháp lý và giá trị kinh tế nên chữ ký số rất quan trọng cho doanh nghiệp, tổ chức. Với chi tiết nghị định 130 chữ ký số mà TENTEN vừa trích dẫn, cùng với các quy định mới cần lưu ý, hi vọng bạn đã có được các thông tin hữu ích cho vấn đề này nhé!

Dịch vụ chữ ký số rẻ nhất chỉ từ 770.000đ/ năm

Chữ ký số mà TENTEN cung cấp được được VNISA chứng nhận:

  • An toàn vượt trội
  • Bảo mật tuyệt đối
  • Thời gian cấp nhanh chóng

Sử dụng ngay hôm nay để tiết kiệm thời gian và nâng cao độ an toàn cho công việc của bạn!

NHẬN TƯ VẤN CHỮ KÝ SỐ TẠI ĐÂY