Các vai trò quản lý Microsoft 365 có thể bạn chưa biết
13/03/2024 02:52 am | Lượt xem : 2432
Quản lý Microsoft 365 là những vị trí chịu trách nhiệm quản lý và cấu hình các dịch vụ Microsoft 365 cho tổ chức này và đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bên cạnh những vị trí quen thuộc như Global Admin, Global reader, Groups Admin thì còn rất nhiều vai trò quản trị khác mà có thể bạn chưa biết.
Xem ngay bài viết dưới đây của Tenten.vn để hiểu hơn về vị trí này trong bài viết bên dưới nhé.
MICROSOFT 365: Bộ công cụ đắc lực cho các công ty, tổ chức
Contents
Quản lý Microsoft 365 là tài khoản như thế nào?
Ai ai cũng biết Microsoft 365 là bộ sưu tập các dịch vụ năng suất và cộng tác dựa trên đám mây được cung cấp bởi Microsoft. Nó bao gồm các ứng dụng quen thuộc như Word, Excel, PowerPoint và Outlook, cùng với các dịch vụ khác như OneDrive, SharePoint, Teams và Exchange Online.
Tài khoản Quản lý Microsoft 365 hay Quản trị viên Microsoft 365 đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống Microsoft 365 (trước đây là Office 365) trong môi trường tổ chức. Quản trị viên này có nhiệm vụ đảm bảo rằng các dịch vụ và ứng dụng của Microsoft 365 hoạt động mượt mà, an toàn và đáp ứng đúng nhu cầu kinh doanh.
Một số nguyên tắc bảo mật quản lý 365 Microsoft 365 mà người dùng cần biết
Tài khoản quản trị Microsoft 365 nắm giữ sức mạnh to lớn trong doanh nghiệp. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc sau để sử dụng tài khoản này một cách an toàn và hiệu quả:
Luôn có “người dự phòng”
Duy trì 2-4 tài khoản quản trị viên toàn diện để đề phòng trường hợp bị khóa tài khoản. Đảm bảo ít nhất 2 tài khoản để bảo vệ dữ liệu quan trọng của tổ chức.
“Cân đo đong đếm” quyền truy cập
Chỉ cấp cho thành viên những quyền hạn tối thiểu cần thiết để thực hiện công việc. Nâng cao bảo mật và bảo vệ dữ liệu hiệu quả.
Kích hoạt “bức tường lửa” xác thực đa yếu tốkhi quản lý Microsoft 365
Bắt buộc cả người quản lý và người dùng Microsoft 365 kích hoạt tính năng này. Bảo vệ thông tin quan trọng của doanh nghiệp khỏi những kẻ xâm nhập.
Cụ thể những vai trò quản lý Microsoft 365 bạn cần biết
Quản lý Microsoft 365 sẽ có 12 vị trí lần lượt tương ứng như sau. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu công việc, nhiệm vụ khác nhau. Hãy xem bảng tiếp theo để xem thông tin chi tiết nhé.
- Billing Admin
- Exchange Admin
- Global Admin
- Global reader
- Groups Admin
- Helpdesk Admin
- Licence Admin
- Office Apps Admin
- Password Admin
- Service Support Admin
- Teams Administrator
- User Admin
Vị trí quản lý Microsoft 365 | Mô tả chi tiết |
Billing Admin | * Quản lý hóa đơn, thanh toán và các chi tiết tài khoản.
* Xem và xuất hóa đơn. * Thay đổi thông tin về phương thức thanh toán. * Cập nhật thông tin của các tài khoản. * Quản lý ngân sách. * Xem và quản lý các khoản sử dụng. |
Exchange Admin
Quản lý Microsoft 365 |
* Quản lý hộp thư, nhóm phân phối, quy tắc vận chuyển và các cài đặt Exchange Online khác.
* Tạo, chỉnh sửa và xóa các thông tin liên quan đến hộp thư. * Quản lý nhóm phân phối. * Cấu hình quy tắc vận chuyển. * Cấu hình các cài đặt Exchange Online khác. * Di chuyển dữ liệu hộp thư. |
Global Admin | * Có quyền truy cập và quản lý tất cả các dịch vụ Microsoft 365 trong tổ chức.
* Thêm, xóa và sửa đổi người dùng. * Cấu hình các cài đặt bảo mật và policy. * Quản lý Microsoft 365 ở một số dịch vụ khác. * Gán quyền cho các quản trị viên khác. |
Global reader | * Có thể xem thông tin về các dịch vụ Microsoft 365 trong tổ chức.
* Xem người dùng, nhóm, tài nguyên và các cài đặt. * Xem báo cáo và nhật ký. * Tuy nhiên không thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào. |
Groups Admin
Quản lý Microsoft 365 |
* Quản lý nhóm, thành viên và các cài đặt nhóm.
* Tạo, chỉnh sửa và xóa nhóm. * Thêm và xóa thành viên ở trong nhóm. * Cấu hình các cài đặt nhóm. |
Helpdesk Admin | * Hỗ trợ người dùng giải quyết các vấn đề về Microsoft 365.
* Đặt lại password cho người dùng. * Giải quyết các vấn đề về kết nối và truy cập. * Hỗ trợ người dùng sử dụng các dịch vụ Microsoft 365. |
License Admin | * Quản lý cấp phép và phân bổ giấy phép cho người dùng.
* Mua và gia hạn giấy phép. * Phân bổ một số giấy phép cho người dùng. * Xem và quản lý các khoản sử dụng giấy phép. |
Office Apps Admin
Quản lý Microsoft 365 |
* Quản lý cài đặt và cập nhật cho các ứng dụng Office.
* Cài đặt và cập nhật các ứng dụng Microsoft Office. * Cấu hình các cài đặt cho các ứng dụng Office. * Quản lý các bản cập nhật một cách tự động. |
Password Admin
Quản lý Microsoft 365 |
* Đặt lại mật khẩu cho người dùng.
* Giúp người dùng đặt lại mật khẩu của họ. * Cấu hình các chính sách bảo mật mật khẩu. |
Service Support Admin | * Quản lý các yêu cầu về dịch vụ CSKH.
* Tạo và quản lý các yêu cầu đó. * Giao tiếp với bộ phận hỗ trợ đến từ Microsoft. * Giải quyết các vấn đềliên quan đến service. |
Teams Administrator | * Quản lý nhóm, kênh, quyền truy cập và các cài đặt Teams khác.
* Tạo, chỉnh sửa và xóa nhóm. * Tạo và quản lý kênh. * Cấu hình quyền truy cập cho nhóm và kênh. * Cấu hình các cài đặt Teams khác. |
User Admin
Quản lý Microsoft 365 |
* Thêm, xóa và sửa đổi người dùng trong tổ chức.
* Cập nhật thông tin người dùng. * Quản lý mật khẩu người dùng. * Cấu hình các cài đặt người dùng. |
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về những vị trí quản lý microsoft 365. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những công việc này nhé.
MICROSOFT 365: Bộ công cụ đắc lực cho các công ty, tổ chức
Bài liên quan
Mail365 có ưu điểm gì? Cách login Mail365 nhanh chóng, đơn giản
Outlook 365 email là gì? Ưu điểm vượt trội của outlook 365 email
Mail for spam là gì? 5 hình thức mail for spam thường gặp hiện nay