Topology là gì? 6 Cấu trúc thường gặp nhất của Topology
21/06/2023 04:00 am | Lượt xem : 9700
Topology là công cụ để hỗ trợ bạn trong việc xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp. Mỗi một cấu trúc mạng có những yêu cầu chi phí đầu tư khác nhau, tính chất cũng khác nhau. Bài viết dưới đây của Tenten sẽ mang đến cho bạn cách để xác định Topology phù hợp cũng như hỗ trợ bạn tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc mạng Topology.
Contents
Topology là gì?
Topology hay còn được gọi là Network Topology hiểu một cách đơn giản là mô hình cấu trúc mạng. Mô hình này được thể hiện rõ từng phần cứng cũng như cách thức sắp xếp của chúng.
Bên cạnh đó, cấu trúc liên kết mạng cũng được hiểu là cách thức kết nối nodes trong cùng một mạng lưới, việc này hỗ trợ tối ưu hóa hoạt động trong hệ thống mạng.
6 Cấu trúc Topology thường gặp nhất
Để hiểu rõ về khái niệm Topology, bạn sẽ cần tìm hiểu 6 cấu trúc mạng cơ bản nhất có nó gồmo gồm cấu trúc Bus, cấu trúc lưới hay cấu trúc vòng,..
Cấu trúc Bus
Cấu trúc Bus của Topology hiện nay được áp dụng tại hầu hết với hệ thống server, trạm phát, mạng lưới thông tin liên hệ và không được kết nối với một đường dây chính điều này phục vụ truyền tải dữ liệu. Hai đầu dây cáp sẽ được bịt kín lại bằng thiết bị chuyên dụng terminator. Trong đó, dữ liệu cũng như tín hiệu truyền qua dây cáp sẽ có địa chỉ điểm đến rõ ràng.
Mô hình Bus có ưu điểm dễ dàng lắp đặt, độ dài dây cáp cũng không bị giới hạn. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định như khó xác định điểm xảy ra lỗi, gặp gián đoạn trong quá trình sửa chữa. Mạng cũng sẽ bị nghẽn khi dữ liệu khi truyền đi có lưu lượng lớn.
Cấu trúc lưới
Cấu trúc mạng lưới hay còn được gọi là Mesh Topology là mô hình trong đó máy tính có khả năng kết nối với tất cả các máy còn lại trong cùng một hệ thống. Quá trình liên kết này cũng không cần đến Hub hay Switch và tương tự như cấu trúc mạng internet.
Nhược điểm của Mesh Topology là khi một máy tính hoạt động độc lập vẫn sẽ bị gián đoạn nếu như các máy tính khác trong hệ thống bị trục trặc. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tính linh hoạt của máy trong phạm vi rộng.
Ngoài ra việc quản lý khá khó khăn và bộ nhớ tiêu tốn khá nhiều tài nguyên.
Cấu trúc vòng
Đây là cấu trúc mô tả các thiết bị liên kết với nhau theo một hình vòng khép kín thông qua phần dây cáp. Vì thế tín hiệu sẽ truyền được đi theo một phương hướng cố định.
Mô hình này cũng sẽ dễ dàng trong việc mở rộng mạng LAN, ngoài ra tốc độ của cấu trúc vòng cũng được đánh giá là mạnh hơn so với cấu trúc Bus.
Tuy nhiên việc bảo trì của cấu trúc vòng khá khó khăn, đồng thời khi một điểm trên hệ thống trục trặc sẽ dẫn đến toàn bộ phần còn lại trong hệ thống cũng bị ảnh hưởng theo.
Cấu trúc hình sao
Cấu trúc mạng hình sao gồm có khu vực trung tâm thiết bị cùng với nút thông tin giữ vai trò điều khiển trung tâm. Các trạm máy, thiết bị đầu cuối hoặc một số thiết bị trong hệ thống mạng LAN đóng vai trò là các nút thông tin.
Trong đó, nhiệm vụ quản lý và điều phối hoạt động của toàn bộ hệ thống phụ thuộc và nút trung tâm. Ngoài ra, khu vực này cũng có vai trò xác nhận địa chỉ.
Một ưu điểm của cấu trúc mạng hình sao so với các cấu trúc khác là khi một máy tính nào đó trong hệ thống bị hư hỏng thì các phần còn lại vẫn hoạt động bình thường. Ngoài ra, tốc độ mạng trong cấu trúc hình sao được đánh giá là tương đối nhanh, cách lắp đặt cũng khá đơn giản.
Một điểm lưu ý khi triển khai cấu trúc mạng hình sao đó là bạn cần chú ý việc bảo trì ở khu vực máy trung tâm. Trong trường hợp trung tâm này bị hư hỏng thì toàn bộ mạng lưới cũng sẽ bị ngưng trệ.
Cấu trúc dạng cây
Cấu trúc hình cây cũng khá giống với như cấu trúc hình sao. Nó được xem là mô hình mở rộng của cấu trúc hình sao tuy nhiên mỗi thiết bị trong mạng lưới có vai trò kiểm tra tình trạng lưu thông chứ không đơn giản là kết nối với Hub hay Switch.
Mạng lắp đặt theo cấu trúc hình sao có đặc điểm là tính phân cấp khá cao, vì thế cần phải tùy chỉnh cơ chế quản trị thiết bị theo hướng tập trung cũng như hệ thống bảo mật cần duy trì tốt. Chi phí lắp đặt khá đắt so với các mạng khác bởi phải dùng đến số lượng lớn bộ tập trung chính là nhược điểm của cấu trúc mạng này.
Cấu trúc hỗn hợp
Đây là cấu trúc được kết hợp từ nhiều mô hình mạng khác nhau. Nhìn chúng nó khá phức tạp, gồm 3 cấu trúc nhỏ trong tổng thể mô hình.
- Cấu trúc mạng đang truy cập: là tập hợp của nhiều máy chủ chủ có liên kết với nhau, thực hiện việc trao đổi dữ liệu máy chủ khác trên một mạch ảo.
- Cấu trúc liên kết dạng lưới thông minh: phần này bao gồm hệ thống thiết bị thông minh có nhiệm vụ bảo vệ cũng như kiểm soát nguồn năng lượng.
- Điện toán biên: đây chính là dạng máy tính phi tập trung hỗ trợ làm giảm thời gian luân chuyển dữ liệu từ client sang server.
Tầm quan trọng của Topology
Topology có vai trò quyết định đến tính năng cũng như khả năng ổn định của mạng lưới kết nối. Hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống được tối ưu trong trường hợp lựa chọn cấu trúc phù hợp. Lúc này tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ nhanh hơn, các thành phần tài nguyên được phân bổ hợp lý, chi phí hoạt động cũng từ đó mà giảm xuống.
Cách tiến hành xác định cấu trúc liên kết phù hợp
Để có thể xác định cấu trúc mạng lý tưởng nhất, trước hết bạn cần hiểu rõ về tính chất của Topology. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng đến sự hỗ trợ của phần mềm lập bản đồ cấu trúc mạng. Công cụ khá hữu ích bởi nó cho phép người dùng tạo sơ đồ mạng liên kết tổng hợp.
Topology được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Hiểu kỹ được từng loại cấu trúc của Topology sẽ giúp cho bạn tối ưu được hệ thống mạng của mình từ đó đạt được hiệu suất cao khi sử dụng.
Tặng miễn phí bộ Plugin 359$ giúp khách hàng tối ưu SEO website
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “topology”
Topology la gì
|
Bus topology | Network topology | cấu trúc mạng (topology) |
Ring topology | Discrete topology | Mit topology | Mesh topology |
Bài liên quan
- Bảo mật mạng LAN là gì? 10 quy tắc bảo mật mạng LAN hiệu quả
- SecureWEB Cloud – Cloud server riêng an toàn, bảo mật cao
- Máy chủ proxy từ chối kết nối và bạn đang cần tìm cách khắc phục?
- Proxy Web là gì? Khi nào bạn nên chọn VPN hoặc Proxy Web an toàn