Những bạn mới “vào nghề” trong ngành mạng và máy tính chắc chắn đã từng thắc mắc DNS Server là gì bởi lẽ sẽ được nghe đến tầm quan trọng của hệ thống này rất nhiều lần.
Để mà tìm hiểu kỹ thì sẽ không quá khó để hiểu DNS Server là gì như các bạn nghĩ đâu.
Trong bài viết này sẽ giải thích tường tận cho bạn hiểu về DNS Server và chức năng cũng như các loại phổ biến của DNS Server là gì nhé!

>> Tham gia Group để nhận ngay bộ công cụ AI x3 hiệu suất làm việc<<
Một số bài viết liên quan khác:
Top 10 Public DNS tốt nhất để tăng tốc độ internet
DNS IPv6 là gì? 3 loại DNS IPv6
DNS riêng tư là gì? 4 cách bật DNS riêng tư trên thiết bị của bạn
DNS là gì? 6 điều cần biết về DNS

Dịch vụ hosting và email nổi bật

DNS Server là gì
DNS Server là gì

GEN HOSTING

Gen Hosting sử dụng ổ cứng NVME chuẩn U.2, tốc độ xử lý nhanh gấp 10 lần ổ cứng SSD thông thường

Chỉ từ 68.000 đ/tháng Xem chi tiết
DNS Server là gì
DNS Server là gì

SSD Hosting

SSD Hosting thể hệ mới – giá rẻ, tốc độ load web gấp 40 lần

Chỉ từ 45.000/tháng Xem chi tiết
DNS Server là gì
DNS Server là gì

SecureWEB Hosting

SecureWEB Hosting – hosting cao cấp đáp ứng tổng thể nhu cầu hoạt động website bảo mật cao, tốc độ vượt trội

Chỉ từ 99.000/tháng Xem chi tiết
DNS Server là gì
DNS Server là gì

Email Server

Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập

Chỉ từ 69.000/tháng Xem chi tiết
DNS Server là gì
DNS Server là gì

Zshield

Email cao cấp dành cho doanh nghiệp: uptime 100%, tỷ lệ gửi mail vào inbox 99%, chống email spam virus, an toàn dữ liệu

Chỉ từ 300.000/tháng Xem chi tiết
DNS Server là gì
DNS Server là gì

Cloud Server

Cuộc cách mạng mới cho giải pháp lưu trữ website, khắc phục những nhược điểm của máy chủ truyền thống

Chỉ từ 330.000/tháng Xem chi tiết

1. DNS Server là gì ?

DNS Server là gì

DNS Server là gì

DNS Server hay còn được gọi là Domain Name System là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy tính, dịch vụ tham gia vào Internet. 
Nói đúng hơn, nó  là hệ thống phân giải tên miền với đúng địa chỉ IP.
Ví dụ: Google.com 
Hệ thống này là cơ sở dữ liệu của tên miền và địa chỉ IP. 
DNS được sử dụng để duy trì thư mục tên miền và hỗ trợ việc biên dịch tên miền phù hợp với địa chỉ IP.
Nghĩa là, đây là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website, chuyển từ dạng www.tenten.com sang dạng địa chỉ IP tương ứng với tên miền và ngược lại. 
Vì ngôn ngữ giao tiếp của chúng ta là tên và chữ viết, còn máy tính chỉ có thể hiểu được các dãy số mà thôi.
Hệ thống giúp biên dịch tên miền (hostname) thành các dãy số, để máy tính có thể hiểu được.
Bên cạnh đó, các thao tác này có DNS có vai trò lớn trong liên kết các thiết bị mạng với nhau trong việc định vị và gán địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet.
Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho chúng sao cho người dùng có thể sử dụng tên miền đó để tìm hiểu các thông tin mà họ cần biết.
Điều quan trọng là phải lựa chọn một tên miền có ý nghĩa cho người dùng, có liên kết với các thiết bị mạng khác để định vị và cung cấp thông tin cho người dùng trên toàn thế giới.

2. Chức năng của DNS Server là gì ?

Chức năng DNS Server là gì

Chức năng DNS Server là gì

DNS Server có trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. 
Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ.
Để có thể truy cập vào website này, trình duyệt Web của bạn phải biết địa chỉ IP của website. Sau đó trình duyệt cung cấp địa chỉ cho router, router sẽ xác định đường đi tới mạng khác và yêu cầu các gói dữ liệu tới máy đích phù hợp.
Mỗi website đều có một địa chỉ IP nhưng bạn có thể ghé thăm các website này hàng ngày mà không cần quan tâm đến dãy con số đó của nó.
Domain name system cũng giống như một cuốn danh bạ điện thoại. 
DNS server là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP public và các hostname được liên kết với chúng. 
Trong hầu hết các trường hợp, DNS server sẽ phân giải hoặc dịch các tên miền thành địa chỉ IP theo yêu cầu. 
Các DNS server chạy phần mềm đặc biệt và giao tiếp với nhau bằng các giao thức đặc biệt. 
Nghĩa là thay vì bạn phải nhớ hàng tá số điện thoại với một đống con số, thì bạn chỉ cần nhớ tên của chủ nhân số điện thoại thôi. 
Mà trong trường hợp, thì số điện thoại sẽ tương ứng với địa chỉ IP của Website, còn tên chủ nhân chính là tên miền của website đó.
Ví dụ, khi bạn gõ “www.google.com” vào trình duyệt, máy chủ DNS sẽ lấy địa chỉ của máy chủ Google là “74.125.236.37”. 
Sau đó, bạn sẽ thấy trang home của Google tải trang trên trình duyệt mà bạn đang sử dụng. Đó là quá trình phân giải DNS.
Ngoài ra thì mỗi DNS còn có chức năng ghi nhớ những tên miền mà nó đã phân giải và trong những lần truy cập tới, nó sẽ ưu tiên sử dụng. 
Đó là lý do mà bạn sử dụng nhiều dịch vụ mạng như research thông tin, xem phim, chơi game giải trí,… nhanh chóng và dễ dàng hơn.

3. Những lý do nên dùng DNS Server là gì ?

Lí do nên dùng DNS Server là gì

Lí do nên dùng DNS Server là gì

– Tốc độ Internet tùy thuộc vào khoảng cách giữa vị trí của bạn và máy chủ DNS, vì vậy nếu bạn thay đổi máy chủ DNS sẽ cải thiện tốc độ tốc độ DNS.
– Sử dụng Public DNS Servers giúp bạn cải thiện tính ổn định hơn.
– Nếu các máy chủ DNS không đáng tin cậy thì bạn nên sử dụng một máy chủ DNS thay thế hoặc tốt nhất các máy chủ DNS công cộng miễn phí sẽ cải thiện sự ổn định.
– Trong trường hợp bạn sử dụng hệ điều hành cũ trên máy tính không có bản cập nhật bảo mật định kỳ thì sử dụng máy chủ DNS sẻ an toàn hơn trước các cuộc tấn công mạng.
– Cuối cùng là bạn có thể duyệt được các trang web bị chặn vì khoảng cách địa lý.
Ví dụ: bạn có thể dễ dàng xem video trên YouTube không có sẵn ở quốc gia bạn đang sinh sống.

4. Nguyên tắc làm việc của DNS Server là gì ?

Nguyên tắc làm việc của DNS Server là gì ?

Nguyên tắc làm việc của DNS Server là gì ?

Như đã nói, DNS Server là một hệ thống phân giải tên miền, và hệ thống nào cũng có quy tắc làm việc của riêng nào đó.
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS Server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet.
Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website bất kỳ thì DNS Server phân giải tên website này phải là DNS Server của chính tổ chức quản lý website.
Sẽ không thể là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.
DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt.
Chúng phải chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý.
Chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. 
Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

Email Server 0Đ khi đăng ký cùng .VN

Email Server là hệ thống máy chủ được thiết kế riêng theo tên miền của doanh nghiệp với tốc độ nhanh, ổn đinh, bảo mật tốt.

Thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín, tăng mức độ hài lòng của khách hàng và đối tác.

Ưu đãi đặc biệt khi đăng ký tên miền .VN -100% giá dịch vụ, chỉ từ 270K tặng kèm 1 năm sử dụng miễn phí Email Pro 1.

NHẬN EMAIL THEO TÊN MIỀN RIÊNG MIỄN PHÍ

5. Trước các phần mềm độc hại, cách bảo vệ DNS Server là gì ?

Trước các phần mềm độc hại, cách bảo vệ DNS Server là gì ?

Trước các phần mềm độc hại, cách bảo vệ DNS Server là gì ?

Để bảo vệ DNS Server trước các phần mềm độc hại, việc chạy các chương trình diệt virus thường xuyên là rất quan trọng.
Nếu DNS Server không được bảo mật kỹ, các kẻ xấu có thể tấn công vào thiết bị của bạn và thay đổi DNS Server – một trong những điều mà chắc hẳn bạn sẽ không muốn nó xảy ra.
Sau khi một phần mềm đã thay đổi các thiết lập về DNS Server của bạn, khi bạn nhập cùng một URL vào công cụ tìm kiếm.
Các công cụ này sẽ đưa bạn đến một trang Web hoàn toàn mới, không phải là trang Web mà bạn muốn truy cập vào nữa. 
Để tránh những vấn đề không hay trên, bạn cần phải cài đặt các phần mềm diệt virus và các yếu tố độc hại. 
Ngoài ra, nếu trang Web đã bị đổi DNS Server và liên kết tới các trang Web xấu, bạn sẽ nhận được dòng thông báo “invalid certificate” bên trình duyệt của bạn.

6. Cách kiểm tra và khắc phục lỗi rò rỉ DNS Server là gì ?

Cách kiểm tra và khắc phục lỗi rò rỉ DNS Server là gì ?

Cách kiểm tra và khắc phục lỗi rò rỉ DNS Server là gì ?

Magnet Link giúp xác định Torrent Client đang hiển thị địa chỉ IP nào với mọi người
Bạn sẽ gặp nhiều rủi ro về quyền riêng tư, bảo mật nếu có rò rỉ DNS. Do đó, bạn cần xác định xem mình có gặp sự cố này không và tìm cách khắc phục càng nhanh càng tốt. 
Hiện nay, có nhiều dịch vụ VPN có công cụ riêng để người dùng kiểm tra lỗi rò rỉ DNS. Một trong những công cụ tốt nhất là DNSleaktest.com. 
Điểm mạnh của công cụ này là sử dụng rất đơn giản. Nó có thể thực hiện một loạt các bài kiểm tra xem thông tin DNS của bạn có bị lộ hay không. 
Nó sẽ liệt kê tất cả Server và địa chỉ IP, chủ sở hữu mà nó tìm thấy. Bạn sẽ chỉ thấy được liệt kê. 
Nếu bạn thấy nhiều IP khác nhau, không phải các máy chủ từ VPN Host của mình,rất có thể đó là dấu hiệu rò rỉ kết nối DNS.
Một lưu ý nhỏ là tên có thể không khớp vì các nhà cung cấp VPN thường thuê không gian Server từ các Host khác. Do đó, bạn hãy tập trung vào kiểm tra địa chỉ IP nhé.
Hoạt động của Torrent khác với lưu lượng truy cập Web thông thường. Bạn sẽ cần một công cụ khác để kiểm tra chính xác kết nối của mình với chúng. 
Thông qua nó, bạn có thể xác định Torrent Client đang hiển thị địa chỉ IP nào với mọi người bằng cách sử dụng một Magnet Link.

6. Danh sách DNS Server Vietnam phổ biến nhất hiện nay

Danh sách DNS Server Vietnam phổ biến nhất hiện nay

Danh sách DNS Server Vietnam phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay DNS có rất nhiều loại khác nhau. Dưới đây là tổng hợp 6 dịch vụ DNS phổ biến nhất:

  • DNS Google
  • DNS OpenDNS
  • DNS Cloudflare
  • DNS VNPT
  • DNS Viettel
  • DNS FPT

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại DNS

DNS Server Google: 

DNS Google là một trong những DNS server được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì tốc độ nhanh và ổn định.
8.8.8.8
8.8.4.4

DNS Server OpenDNS :

208.67.222.222
208.67.220.220​

DNS Server Cloudflare :

Cloudflare là một dịch vụ DNS trung gian, giúp điều phối lưu lượng truy cập qua lớp bảo vệ CloudFlare.
1.1.1.1
1.0.0.1

DNS Server VNPT :

203.162.4.191
203.162.4.190

DNS Server Viettel :

203.113.131.1
203.113.131.2

DNS Server FPT :

210.245.24.20
210.245.24.22
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về DNS Server. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn phần nào về DNS Server là gì và tầm quan trọng cũng như chức năng của chúng trong quản trị mạng và website.