Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất cập nhập mới nhất 2022
25/04/2022 10:35 am | Lượt xem : 4365
Hiện nay, tranh chấp tên miền thống nhất theo tên doanh nghiệp là một hiện tượng hết sức phổ biến. Nguyên nhân gây tranh chấp có thể do sự trùng lặp, giống nhau giữa các tên doanh nghiệp; các đối thủ đăng ký tên miền để khống chế lẫn nhau hoặc đăng ký để bán lại thu lợi nhuận. Tuỳ theo nguyên nhân, chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất có những phương thức xử lý khác nhau: tên miền có thể được giữ nguyên chủ sở hữu, bị huỷ bỏ hoặc chuyển đổi.
Chính vì lý do này, tên miền thường được đăng ký song song với sự ra đời của doanh nghiệp, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn đăng ký tên miền theo tên doanh nghiệp dưới nhiều đuôi khác nhau, hoặc với các ký tự gần giống, tương tự với tên doanh nghiệp để thu hút sự truy nhập của người sử dụng Internet.
Contents
- Tranh chấp tên miền thống nhất do đâu?
- Lịch sử hình thành Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất
- Tranh chấp tên miền thống nhất tại Việt Nam
- Tranh chấp tên miền thống nhất Quốc tế
- Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất của ICANN
- 1. Người bị khiếu kiện được yêu cầu tham gia tố tụng khi liên quan tới 3 trường hợp sau:
- 2. Chứng cớ cho việc đăng ký và sử dụng với mục đích xấu trong (nhưng không giới hạn) các trường hợp sau:
- 3. Người bị khiếu kiện làm sao để chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tên miền cho Người khiếu kiện:Các trường hợp sau (nhưng không giới hạn) sẽ chứng minh cho người bị khiếu kiện:
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất
- Các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất
- Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “tranh chấp tên miền”
Tranh chấp tên miền thống nhất do đâu?
Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, thì tên miền và website đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ là một địa chỉ định danh trên Internet, tên miền đã trở thành một “tài sản” giá trị, giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Bên cạnh việc khai thác lợi thế của tên miền, doanh nghiệp không thể tránh khỏi nguy cơ phát sinh tranh chấp tên miền thống nhất với các chủ thể khác.
Tên miền có một nguyên tắc khi đăng ký là “duy nhất” và “ai đến trước, cấp trước” do vậy, đã xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể lạm dụng chính sách đăng ký tên miền bằng cách đăng ký trước hàng loạt tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng tranh chấp giữa chủ thể đăng ký sở hữu tên miền với chủ sở hữu nhãn hiệu.
Với các doanh nghiệp ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi mà các quy định pháp luật về tên miền còn chưa hoàn thiện, việc tiếp cận các cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền luôn là một thách thức lớn.
- Tranh chấp tên miền thống nhất: là tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự hoặc hoạt động thương mại có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng tên miền
- Nguyên đơn: là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ tranh chấp tên miền khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Bị đơn: là cơ quan, tổ chức, cá nhân đang sử dụng tên miền bị người khiếu kiện khởi kiện về vụ tranh chấp tên miền đó.
- Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: là bản án, quyết định phúc thẩm của tòa án (có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tòa tuyên án) hoặc bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án, quyết định giải quyết tranh chấp tên miền của trọng tài sau khi đã được tuyên và tống đạt cho các bên mà hết thời hạn kháng cáo, kháng án quy định các bên liên quan đều không có kháng cáo, kháng án.
Lịch sử hình thành Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất
Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (tiếng Anh: Uniform Domain-Name Dispute-Resolution Policy, viết tắt là UDRP) là một quy trình được tạo ra bởi Cơ quan tên miền và số hiệu mạng Internet (ICANN) để giải quyết các tranh chấp tên miền thống nhất liên quan đến việc đăng ký tên miền Internet. Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất hiện được áp dụng cho tất cả các tranh chấp tên miền thống nhất cấp cao nhất .biz, .com, .info, .name, .net, và .org, và một vài tên miền quốc gia cấp cao nhất.
Khi một người đăng ký chọn một tên miền, khi đó ngoài những việc làm khác phải “đại diện và chứng thực”, rằng việc đăng ký tên miền “sẽ không xâm phạm hoặc vi phạm quyền lợi của bất kỳ bên thứ ba nào”, và đồng ý tham gia vào bất kỳ một cuộc kiện tụng nào nếu có bên thứ ba yêu cầu.
Trong cách làm việc của Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất , ban hội thẩm sẽ xem xét những yếu tố như, liệu tên miền của người đăng ký bị kiện có y hệt hoặc giống đến mức nhầm lẫn một thương hiệu mà người thưa kiện có quyền lợi hay không; liệu bị cáo không có quyền hoặc lợi ích chính đáng đối với tên đó; và liệu bị cáo đã đăng ký rồi sử dụng tên miền sai mục đích hay không.
Người sở hữu thương hiệu đôi khi sẽ rất khó khăn để chứng minh sự đăng ký và sử dụng một tên miền tranh chấp là sai mục đích, và do đó trong những chính sách giải quyết tranh chấp khác yêu cầu cuối cùng được giảm nhẹ thành “hoặc” (ví dụ như trong những chính sách giải quyết tranh chấp áp dụng cho tên miền)
Mục tiêu của Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất là tạo ra một tiến trình hợp lý để giải quyết những tranh chấp như vậy, khiến cho nó nhanh hơn và đỡ tốn kém hơn một vụ kiện hợp pháp. Tuy nhiên, khi một bên không thỏa mãn với quyết định của UDRP, họ có thể đưa vấn đề ra tòa.
Tiến trình của Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất đã được áp dụng trong một số trường hợp nổi tiếng, như Madonna Ciccone, tên đại diện là Madonna tranh chấp với Dan Parisi và “Madonna.com”. Ở đó ban hội thẩm đã tìm thấy những luận cứ chống lại người đăng ký bị kiện dựa trên ba yếu tố ở trên, và đã yêu cầu trả lại tên miền cho Madonna.
Thường có những tranh chấp tên miền thống nhất về các tên miền tương tự nhau chứ không hoàn toàn giống nhau, khi đó bên nguyên sắp đặt một vụ kiện đòi thương hiệu hoặc vi phạm bản quyền. Ví dụ như diễn viên Robert De Niro đã đòi quyền sở hữu tất cả tên miền có chữ “Tribeca” đối với các tên miền có bất cứ nội dung nào liên quan đến các liên hoan phim. Cụ thể hơn, ông ta có một sự tranh chấp về quyền sở hữu trang web http://tribeca.net.
Tranh chấp tên miền thống nhất tại Việt Nam
- Tranh chấp tên miền thống nhất trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của nguyên đơn; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp;
- Bị đơn cho thuê hay chuyển giao tên miền cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó; cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính sẽ dẫn đến việc tranh chấp tên miền;
- Bị đơn sử dụng tên miền để hủy hoại danh tiếng của nguyên đơn, cản trở hoạt động kinh doanh của nguyên đơn hoặc gây sự nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
- Bị đơn chiếm dụng, ngăn cản không cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến tranh chấp tên miền;
- Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó;
- Trường hợp khác chứng minh được việc bị đơn sử dụng tên miền vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
- Đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp không liên quan tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng, không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn;
- Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trước khi có tranh chấp tên miền thống nhất;
- Được công chúng biết đến bởi tên miền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ. Hoặc có bằng chứng khác chứng minh được tính hợp pháp của bị đơn liên quan đến tên miền.
Tranh chấp tên miền thống nhất Quốc tế
Hiện nay, Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP) do Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) là cơ chế đặc thù và phổ biến điều chỉnh các tranh chấp tên miền thống nhất quốc tế. Trong đó, các thủ tục bắt buộc đối với vụ kiện tranh chấp tên miền thống nhất bao gồm:
- Tên miền của bị đơn trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại (thương hiệu) hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền
- Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó;
- Tên miền mà bị đơn đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu.
- Bị đơn đã đăng ký hoặc đã có được tên miền chỉ vì mục đích bán, cho thuê hoặc nếu không thì chuyển đăng ký tên miền cho nguyên đơn, người chủ thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ hoặc chuyển cho đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn với số tiền lớn vượt quá chi phí mà bị đơn chi trực tiếp cho tên miền đó sẽ dẫn đến tranh chấp tên miền.
- Bị đơn đăng ký tên miền để ngăn cản người chủ của thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ phản ánh nhãn hiệu đó vào trong tên miền tương ứng hoặc là người bị khiếu kiện đã hành động với mục đích như vậy;
- Tranh chấp tên miền xảy ra khi bị đơn đăng ký tên miền nhằm mục đích ngăn cản công việc kinh doanh của đối thủ cạnh tranh;
- Bị đơn sử dụng tên miền để cố tình lôi kéo sự chú ý của người sử dụng Internet vì mục đích thương mại vào Website của mình hoặc vào địa chỉ trực tuyến khác, bằng cách tạo ra một cái tên tương tự gây nhầm lẫn nhãn mác của nguyên đơn làm cho người sử dụng Internet nhầm lẫn với trang Web gốc, nghĩ rằng bị đơn là người đỡ đầu, là chi nhánh của nguyên đơn hoặc đã được nguyên đơn đồng ý.
Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất của ICANN
Trong Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất của ICANN (http://www.icann.org/udrp/udrp-policy-24oct99.htm) các thủ tục bắt buộc đối với vụ kiện tranh chấp bao gồm:
1. Người bị khiếu kiện được yêu cầu tham gia tố tụng khi liên quan tới 3 trường hợp sau:
- Tên miền của Người bị khiếu kiện trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại (thương hiệu) hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà Người khiếu kiện là người có quyền.
- Người bị khiếu kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó; vàc. Tên miền mà Người bị khiếu kiện đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu.Người khiếu kiện phải đưa ra được đồng thời cả 3 điều kiện nêu trên trong đơn khiếu kiện.
2. Chứng cớ cho việc đăng ký và sử dụng với mục đích xấu trong (nhưng không giới hạn) các trường hợp sau:
- Người bị khiếu kiện đã đăng ký hoặc đã có được tên miền chỉ vì mục đích bán, cho thuê hoặc nếu không thì chuyển đăng ký tên miền cho người khiếu kiện, người chủ thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ hoặc chuyển cho đối thủ cạnh tranh của người khiếu kiện với số tiền lớn vượt quá chi phí mà người bị khiếu kiện chi trực tiếp cho tên miền đó.
- Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền để ngăn cản người chủ của thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ phản ánh nhãn hiệu đó vào trong tên miền tương ứng hoặc là người bị khiếu kiện đã hành động với mục đích như vậy; hoặc
- Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền nhằm mục đích ngăn cản công việc kinh doanh của đối thủ cạnh tranh; hoặc
- Người bị khiếu kiện sử dụng tên miền để cố tình lôi kéo sự chú ý của người sử dụng Internet vì mục đích thương mại vào Website của mình hoặc vào địa chỉ trực tuyến khác, bằng cách tạo ra một cái tên tương tự gây nhầm lẫn nhãn mác của người khiếu kiện làm cho người sử dụng Internet nhầm lẫn với trang Web gốc, nghĩ rằng người bị khiếu kiện là người đỡ đầu, là chi nhánh của người khiếu kiện hoặc đã được người khiếu kiện đồng ý.
3. Người bị khiếu kiện làm sao để chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tên miền cho Người khiếu kiện:Các trường hợp sau (nhưng không giới hạn) sẽ chứng minh cho người bị khiếu kiện:
- Trước khi nhận được thông báo có tranh chấp, người bị khiếu kiện đã sử dụng hoặc chứng minh được là chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền liên quan tới việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ một cách thực sự; hoặc
- Người bị khiếu kiện được công chúng biết đến thông qua tên miền đó mà thậm chí người bị khiếu kiện chưa có các quyền nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ; hoặc
- Người bị khiếu kiện đang sử dụng tên miền hợp pháp không liên quan đến thương mại hay đang sử dụng tên miền một cách đúng đắn ngay thẳng, không có ý định thương mại để đánh lạc hướng người tiêu dùng hay để làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà người khiếu kiện kiện.
Sau khi phê chuẩn Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất, ICANN chỉ định 4 tổ chức sau đây làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất quốc tế:
- Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
- Diễn đàn trọng tài quốc gia (NAF)
- Công ty CPR
- Công ty eResolution
Căn cứ vào tính hiệu quả của Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất quốc tế đã ban hành, ICANN đã khuyến dụ tất cả các tổ chức quản lý tên miền cấp cao áp dụng hoặc xây dựng chính sách giải quyết khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên miền thống nhất quốc tế theo thông lệ thống nhất nhằm tạo nên sự hài hoà, thống nhất về mặt thông lệ trong quá trình giải quyết các khiếu nại về tranh chấp tên miền.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất
- Tranh chấp tên miền .VN được thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tranh chấp các tên miền Quốc tế thực hiện theo luồng quy chuẩn của ICANN.
- Tranh chấp các tên miền mã Quốc gia khác thuộc quốc gia nào, đồng nghĩa với việc bạn phải tuân thủ mọi Quy định mà Quốc gia đó đề ra.
Các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất
Thông qua thương lượng, hòa giải :
Các bên có thể thực hiện việc hòa giải trước, trong hoặc sau quá trình tố tụng để đi đến thống nhất cách thức giải quyết tranh chấp phù hợp hài hòa giữa hai bên. Trường hợp không đi đến thống nhất, các bên có thể sử dụng phương án Trọng tài.
Thông qua Trọng tài:
Các bên có thể lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất tại các Trung tâm trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đạt được đồng thuận, các bên có thể tiếp tục khởi kiện đưa vụ việc ra Tòa.
Khởi kiện ra Tòa:
Đối với tên miền Việt Nam, chủ thể có thể gửi hồ sơ khởi kiện lên Tòa án nhân dân nơi cư trú, đối với tên miền Quốc tế chủ thể gửi yêu cầu khởi kiện lên tòa Trọng tài Quốc tê WIPO
Một số lưu ý
- Đăng ký và sử dụng tên miền được thực hiện theo nguyên tắc “Bình đẳng, không phân biệt đối xử” và “Đăng ký trước được quyền sử dụng trước”. Vì vậy các Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên đăng ký sớm, đăng ký bao vây các tên miền có liên quan để tránh các tranh chấp phát.
- Khi đăng ký tên miền cần khai báo các thông tin chính xác về chủ thể để NĐK, cũng như các cơ quan quốc tế liên hệ khi sảy ra các vụ việc phát sinh liên quan đến tranh chấp.
Tham khảo
- Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất của ICANN (UDRP) khi bạn đăng ký tên miền quốc tế. Chi tiết tham khảo http://archive.icann.org/en/udrp/udrp-policy-24oct99.htm
- Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất .VN theo điều 16 Nghị định 72/2013/ND-CP và Thông tư 24/2015 BTTTT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Chi tiết https://vnnic.vn/tranhchaptenmien
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “tranh chấp tên miền”
Vụ tranh chấp tên miền | Tranh chấp tên miền và nhãn hiệu |
Giải quyết tranh chấp tên miền | Bản án 28 2019 kdtm-st ngày 24 07 2019 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tên miền |
Bài viết liên quan
Thông báo bảo trì hệ thống API tên miền quốc tế
Tài nguyên nào dành cho những Domainer? 5+ Cạm bẫy nhà đầu tư tên miền nên tránh
10 lưu ý chọn tên miền và cách chọn mua tên miền có giá trị
7 chiến lược đầu tư tên miền hiệu quả nhất bạn cần biết trong 2022
17 thuật ngữ đầu tư tên miền bạn cần biết
4 cách Bán tên miền hữu hiệu nhất 2022