Top SEO Checklist Hoàn Chỉnh Nhất Năm 2025
12/02/2025 03:19 am | Lượt xem : 3543
SEO Checklist là danh sách kiểm tra các yếu tố quan trọng trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho một trang web. Các yếu tố khi được đảm bảo sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tăng thứ hạng trên các kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.
Vậy có những SEO Checklist nào? Hãy vùng Tenten.vn tìm hiểu ngay về lợi ích cũng như các loại danh sách SEO này nhé!
Contents
Sự thay đổi SEO trong năm 2025
SEO đang thay đổi mạnh mẽ dưới tác động của tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Search) và nhu cầu câu trả lời tức thì. Với trợ lý ảo Siri, Google Assistant, Alexa, người dùng chuyển sang đặt các câu hỏi tự nhiên, dài hơn (ví dụ: “Nhà hàng lãng mạn nào ở Hà Nội có view đẹp và phục vụ món Âu?” thay vì “nhà hàng Hà Nội”). Do đó, chiến lược SEO cần ưu tiên từ khóa đuôi dài và câu hỏi tự nhiên.
Người dùng muốn nhận câu trả lời nhanh chóng ngay trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Để đáp ứng, nội dung phải được cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu, và cung cấp thông tin cô đọng, giá trị.
Ngoài ra, trải nghiệm người dùng (UX) giờ đây là yếu tố xếp hạng quan trọng. Google đánh giá cao các website có tốc độ tải trang nhanh, thân thiện với thiết bị di động và thiết kế trực quan. Các kỹ thuật SEO “mũ đen” như nhồi nhét từ khóa hay dùng backlink kém chất lượng ngày càng bị trừng phạt. Chiến lược SEO giờ cần chuyển sang hướng bền vững và mang lại giá trị thực sự.
Hướng dẫn sử dụng Checklist SEO giúp tối quy trình SEO mới nhất
Để sử dụng Checklist SEO, bạn cần xem qua danh sách các yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho trang web của mình và kiểm tra xem trang web của bạn đã đáp ứng được các yếu tố đó hay chưa.

Làm thế nào để sử dụng SEO Checklist?
Nếu chưa đáp ứng được, bạn cần xem xét và thực hiện điều chỉnh cho trang web của bạn để tối ưu hóa hiệu quả hơn trên các kết quả tìm kiếm. Các Checklist SEO thường có nhiều định dạng và phần như tiêu đề, mô tả, từ khóa, liên kết, nội dung, hình ảnh, tốc độ trang web và nhiều yếu tố khác.
SEO Checklist Cơ Bản
Thiết lập Google Search Console
Google Search Console (GSC) là một công cụ SEO miễn phí của Google giúp theo dõi hiệu suất của trang trên thanh tìm kiếm. Với GSC, bạn có thể đánh giá những từ khóa hiện tại của bài viết mang lại truy cập cao nhất. Bên cạnh đấy, ứng dụng còn hỡ trợ các tính năng khác:
- Khắc phục lỗi kĩ thuật trang web: Phát hiện và sửa lỗi như liên kết hỏng, lỗi mã hóa.
- Báo cáo sitemap: Hỗ trợ gửi sitemap XML để Google hiểu cấu trúc web, lập chỉ mục trang quan trọng hiệu quả và theo dõi
- Tối ưu hóa thẻ Meta: Phát hiện trùng lặp, quá dài hoặc ngắn, giúp tối ưu hóa để tăng khả năng hiển thị và thu hút người dùng
Cài đặt Bing Webmaster Tools
Nghe thì có vẻ thừa khi mà Bing không phải công cụ phổ biến như Google. Vậy tại sao vẫn cần phải cài đặt? Bạn có biết rằng, mỗi ngày Bing có 100 triệu người dùng truy cập và tìm kiếm. Để tối ưu tìm kiếm, vậy nên hãy tối ưu với nhiều công cụ tìm kiếm, miễn là nó có hiệu quả.
Thiết lập Google Analytics
GA giúp theo dõi, đánh giá toàn diện về hành vi người dùng trên kênh. Đó có thể là theo dõi khách hàng đến từ đâu, họ ở lại bao nhiêu lâu thì rời đi,… Từ đó cho phép doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh và marketing dựa trên dữ liệu.
Cài Đặt Plugin SEO (Chỉ Dành cho Người Sử Dụng WordPress)
Plugin SEO được sử dụng phổ biến và được tích hợp với WordPress – là hệ thống quản lý và tạo nội dung phồ biến trên Websites. Nổi bật trong đó là RankMath SEO hoặc Yoast SEO, đây là những công cụ vô cùng toàn diện.
Hiện tại, Tenten.vn đang cung cấp 4 pluggin miễn phí khi đăng ký hosting:
- WP Rocket: Plugin tối ưu tốc độ tải trang web, tăng điểm Google PageSpeed
- RankMath Pro: Plugin tối ưu các yếu tố SEO,chấm điểm bài viết
- Elementor Pro: Plugin xây dựng giao diện trang web dễ dàng bằng trình kéo thả
- Imagify: Plugin tối ưu định dạng và dung lượng ảnh trên website
Xác định các KPI
Việc xác định mục tiêu là điều vô cùng quan trọng bất kể công việc là gì. Ngoài sử dụng công cụ đúng cách, bạn cần xác định các KPI tương ức với mục tiêu:
- Lượng truy cập tự nhiên: Thu hút người xem từ kết quả tìm kiếm không chỉ tăng thứ hạng mà còn góp phần thúc đẩy doanh thu
- Xếp hạng từ khóa: Đây là chỉ số cực kì quan trọng. Hãy theo dõi và có những cải thiện khi bị sụt giảm thứ hạng.
- Doanh thu: Là một KPI quan trọng, đánh giá việc SEO đóng góp thế nào vào việc mang lại doanh thu.
Ngoài ra còn những KPI quan trọng khác như hệ thống backlink chất lượng, tốc độ tải trang,… Bạn có thể nghiên cứu sâu hơn với các chỉ số liên quan như Bounce Rate, Times on Page,..
Thiết lập theo dõi thứ hạng
Theo dõi thứ hạng là điều rất quan trọng. Có thể hôm nay với từ khóa tìm kiếm “abc” bạn đứng top 1. Thế nhưng điều đấy không thể là mãi mãi. Hãy đặt một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra thứ hạng và có những thay đổi kịp thời.
Tenten.vn hướng dẫn cách lấy tài liệu
SEO Checklist về Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên trong quá trình viết bài SEO. Việc chọn đúng từ khóa sẽ giúp bạn tiếp cận tốt nhất đến với khách hàng mục tiêu, gia tăng việc thu hút traffic và cơ hội lọt top tìm kiếm.
Xác định khách hàng tìm kiếm từ khóa
Trước khi xác định từ khóa, bạn cần phải hiểu rõ những người nào tìm kiếm chúng? Để xác định, bạn có thể xây dựng chân dung khách hàng bằng việc trả lời những câu hỏi sau:
- Họ là ai? Độ tuổi bao nhiêu? Hành vi là gì? Thói quên của họ?
- Họ đang gặp khó khăn gì? Nội dung bạn cung cấp có thể giúp ích gì cho họ?
- Với những nội dung bạn cung cấp, họ sẽ sử dụng những từ, thuật ngữ nào để tìm kiếm?
Khám phá các từ khóa đuôi dài
Khi nhập từ khóa,danh sách tìm kiếm phổ biến ở dưới chính là gợi ý mà Google cung cấp cho bạn. Đó là những từ khóa rất giá trị để bạn tối ưu hóa nội dung trên website.
Xác định mức độ cạnh tranh
Các công cụ hỗ trợ SEO (đặc biệt nghiên cứu từ khóa) giúp bạn tìm từ khóa phù hợp. Chỉ cần nhập một thuật ngữ vào công cụ, bạn sẽ nhận được danh sách các từ khóa liên quan.
Khi tìm kiếm từ khóa, ứng dụng sẽ hiện khả năng cạnh tranh của danh sách từ khóa. Cùng với số lượng tìm kiếm, bạn có thể xác định lựa chọn từ khóa phù hợp.
Tìm kiếm từ khóa dạng câu hỏi
Sử dụng Answer the public để tìm kiếm các từ khóa liên quan đến các câu hỏi được đặt bởi người dùng, và giúp bạn sản xuất nội dung tốt hơn dựa trên nhu cầu của khách hàng.
Tham gia các cộng đồng trực tuyến
Ngoài Google Suggest, bạn có thể sử dụng tìm kiếm ví dụ như nền tảng Reddit để tham khảo. Những tìm kiếm này giúp bạn hiểu được nhu cầu khách hàng đang gặp phải. Ngoài ra, khi tham gia vào các cộng đồng thảo luận, bạn có thể khai thác thêm nhiều ý tưởng trong đấy.
Checklist On-Page SEO
Tối ưu hóa URL
Hãy chèn từ khóa quan trọng vào đường dẫn để hỗ trợ Google nhận diện nội dung chính của trang, đồng thời tăng tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên (organic CTR).
Tối ưu hóa thẻ tiêu đề
Hãy ưu tiên đặt từ khóa ngay ở phần mở đầu để tăng khả năng thu hút sự chú ý. Ví dụ như “Checklist SEO hiệu quả”.
Để tiêu đề thêm phần hấp dẫn, bạn có thể thêm các từ như “hiệu quả nhất”, “miễn phí” hoặc “năm hiện tại” nhằm giúp nó nổi bật hơn.
Sử dụng từ khóa trong nội dung
Đặt từ khóa trong 150 từ đầu tiên của bài viết để công cụ tìm kiếm và người dùng nhanh chóng nắm được nội dung, ví dụ: dùng “Checklist SEO” ngay đầu bài.
Ngoài ra, dùng từ khóa trong thẻ H1, H2 hoặc H3, như “Checklist” trong H2, để tăng khả năng xếp hạng.
Tối ưu hóa hình ảnh
Với tối ưu hóa hình ảnh, hãy đặt tên tệp ảnh sao cho dễ hiểu và mang tính mô tả. Ví dụ như Checklist_SEO_giup_toi_quy_trinh.png
Đồng thời, sử dụng thẻ alt với mô tả chi tiết để Google nắm rõ nội dung hình ảnh. Nhờ đó mà nâng cao khả năng xuất hiện trong tìm kiếm hình ảnh và cải thiện thứ hạng tổng thể của trang.
Sử dụng từ đồng nghĩa và từ khóa LSI
Thay vì dùng mãi “cách tạo cheklist”, bạn có thể thay bằng “hướng dẫn xây dựng checklist” và thêm các từ liên quan. Từ khóa LSI giúp bài viết tự nhiên hơn và hỗ trợ Google hiểu sâu hơn về chủ đề bạn đang trình bày.
Liên kết ngoài và liên kết nội bộ
Việc kết hợp liên kết ngoài và liên kết nội bộ là không thể thiếu. Hãy trỏ đến các trang uy tín như Github, Microsoft để tăng độ tin cậy và mang lại giá trị cho người đọc.
Checklist Technical SEO
Xác định lỗi thu thập dữ liệu (crawl) và lập chỉ mục (indexing)
Lỗi thu thập dữ liệu xảy ra khi Google hoặc các bot tìm kiếm gặp khó khăn trong việc truy cập một trang trên trang web của bạn. Mặt khác, lỗi lập chỉ mục xảy ra khi Google tìm thấy trang của bạn nhưng không thể thêm nó vào cơ sở dữ liệu của mình. 2 điều này đều khiến trang không được xếp hạng.
Để kiểm tra, hãy sử dụng báo cáo “Lập chỉ mục trang” trong Google Search Console. Nếu bạn phát hiện vấn đề, chẳng hạn như tệp robots.txt vô tình chặn bot tìm kiếm truy cập vào các trang quan trọng, hãy sửa lỗi này ngay lập tức.
Kiểm tra cách Google đánh giá trang
Đôi khi, người dùng có thể truy cập và xem mọi thứ trên trang của bạn, nhưng Google lại không thể và giảm thứ hạng trang.
Hãy sử dụng tính năng “Kiểm tra URL” trong Google Search Console. Bạn chỉ cần nhập URL của trang vào thanh công cụ, bạn sẽ thấy cách Google nhìn nhận trang đó.
Bạn cần khắc phục ngay nếu gặp phải thẻ canonical không nhất quán hoặc nội dung bị ẩn sau mã JavaScript.
Kiểm tra mức thân thiện với thiết bị di động
Theo báo cáo, smartphone là thiết bị chiếm phần lớn thời gian của người Việt. Vì vậy, người dùng đi động Google hiện áp dụng lập chỉ mục ưu tiên di động (mobile-first indexing). Tức là phiên bản di động của trang web sẽ được ưu tiên đánh giá.
Dưới đây là một số cách để tối ưu:
- Tối ưu giao diện: Đảm bảo các nút, menu và nội dung hiển thị tốt trên mọi kích thước màn hình.
- Viết ngắn gọn, rõ ràng
- Loại bỏ popup quấy nhiễu: Những cửa sổ bật lên che khuất nội dung sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng và có thể bị Google phạt.
Sửa các liên kết hỏng
Liên kết bị hỏng gây khó chịu cho người dùng và còn ảnh hưởng xấu đến SEO. Chúng có thể khiến Google đánh giá thấp chất lượng trang web của bạn.
Để kiểm tra, bạn có thể sử dụng Google Search Console, hoặc các ứng dụng khác như Ubersuggest, Hunter.io. Các công cụ trên sẽ quét và phát hiện các liên kết lỗi, sau đó bạn hãy sửa chúng ngay lập tức.
Bảo mật trang web với HTTPS
HTTPS không chỉ là một tiêu chuẩn bảo mật mà còn là một yếu tố xếp hạng được Google xác nhận từ lâu. Cài đặt HTTPS không chỉ tăng độ tin cậy cho người dùng mà còn giúp Google ưu tiên trang của bạn hơn trong kết quả tìm kiếm.
Kiểm tra tốc độ tải trang
Một trang web chậm khiến người dùng khó chịu và bị đánh giá trải nghiệm thấp. Hãy sử dụng PageSpeed Insights để kiểm tra tốc độ tải trên cả máy tính và thiết bị di động. Đồng thời xem xét các chỉ số trong Core Web Vitals.
Sử dụng Schema Markup
Schema markup giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của bạn. Qua đó tăng cơ hội xuất hiện dưới dạng rich snippets (như đánh giá sao, thông tin sự kiện) trong tìm kiếm. Bạn có thể dùng các công cụ như Google Structured Data Testing Tool.
Một lưu ý: tránh sao chép schema từ trang khác, vì Google có thể phát hiện nội dung trùng lặp và giảm giá trị của nó.
Checklist SEO Content – Nội dung
Áp dụng kỹ thuật Skycraper
Kỹ thuật Skycraper là một chiến lược Marketing nội dung. Nó tập trung vào việc xây dựng liên kết ngược để nâng cao hiệu quả SEO.
Về bản chất, Skycraper tạo ra nội dung dài, chất lượng cao về một chủ đề cụ thể. Thậm chí bài viết vượt trội hơn so với các bài viết đã phổ biến. Điều này không chỉ giúp thu hút lưu lượng truy cập mà còn khuyến khích các trang web khác liên kết đến nội dung của bạn.
Chia nhỏ nội dung
Việc chia nhỏ nội dung không chỉ giúp giảm tỷ lệ thoát trang mà còn giữ chân người đọc lâu hơn. Nhờ đó, họ có thể tiếp nhận toàn bộ giá trị mà bạn mang lại mà không cảm thấy ngợp.
Sử dụng nội dung, định dạng đang “lên ngôi”
Muốn nổi bật, bạn phải nắm bắt những định dạng đang được yêu thích. Đặc biệt, khi các công cụ AI sản sinh hàng loạt nội dung “nhạt”, người đọc ngày càng khao khát tiếp cận với nội dung giá trị. Những bài viết phải có kiến thức sâu sắc, có số liệu chứng minh, nội dung mới lạ, truyền động lực,…
Đánh giá lợi ích của bài viết
Bạn sẽ không thể cứ “copy-paste” nội dung và rồi nghĩ rằng có một ngày lên top tìm kiếm. Không phải cứ viết dài và chi tiết là sẽ on top. Hãy đặt ra câu hỏi để nhìn nhận lại:
- Bài viết của tôi có gì đặc biệt hơn so với đối thủ?
- Tại vì sao người đọc lại chọn bài viết của tôi?
- Liệu họ có thấy bài viết là hữu ích?
Tận dụng sức mạnh của đa phương tiện
Bạn có để ý rằng bài viết này sử dụng rất nhiều hình ảnh? Đó không phải ngẫu nhiên. Hình ảnh minh họa làm rõ ý tưởng, giúp người đọc dễ hình dung. Ngoài ra, Google yêu thích nội dung đa dạng, kết hợp nhiều loại phương tiện.
Link Building Checklist
- 1. Xây dựng backlink mạnh với guest post: Sử dụng guest post để viết bài trên các trang web khác trong cùng lĩnh vực, từ đó tạo được backlink chất lượng và tăng độ tin cậy của trang web của bạn.
- 2. Xây dựng backlink đối thủ của bạn: Tìm kiếm các trang web đối thủ của bạn và tạo liên kết trên các trang web này để tăng độ vững chắc của trang web của bạn trong tìm kiếm.
- 3. Nhắc đến những influence trong bài đăng: Liên kết đến và nhắc đến các influencer trong lĩnh vực của bạn, họ có thể gây ảnh hưởng tích cực cho trang web của bạn và giúp bạn tạo được backlink chất lượng.

Marketing những KOL để xây dựng backlink uy tín
Một số mẹo nâng cao dành cho SEO Checklist
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Google xác định tỷ lệ click chuột (CTR) là một tiêu chí để đánh giá thứ hạng. Một CTR cao giúp tăng lưu lượng truy cập và cơ hội chuyển đổi. Ngoài ra, thời gian trên trang cũng góp phần đánh giá nội dung của bạn hấp dẫn – và Google sẽ đánh giá cao trang của bạn.
Để gia tăng tỷ lệ CTR, bạn có thể sử dụng các mẹo sau:
- Viết tiêu đề cuốn hút, chứa từ khóa chính.
- Thêm yếu tố gây tò mò trong mô tả meta.
- Sử dụng schema markup để hiển thị rich snippets
- Tối ưu nội dung để xuất hiện trong featured snippets.
Để tăng thời gian trên trang:
- Tạo nội dung chất lượng, đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Sử dụng câu ngắn, đoạn văn dễ đọc.
- Bổ sung hình ảnh, video minh họa hữu ích.
- Thêm CTA và liên kết nội bộ để giữ người dùng ở lại lâu hơn.
Xóa các trang không có giá trị / ít tương tác
Google khuyến nghị các trang chất lượng thấp có thể làm giảm hiệu suất SEO tổng thể. Thay vì giữ số lượng lớn trang vô nghĩa, hãy tập trung vào chất lượng.
Các loại trang cần xóa hoặc cải thiện:
- Danh mục hoặc thẻ trống trên WordPress.
- Bài blog cũ không còn phù hợp.
- Nội dung trùng lặp hoặc quá ngắn.
- Trang sản phẩm thương mại điện tử không có doanh số.
- Trang dịch vụ đã lỗi thời.
Việc loại bỏ những trang này giúp Google tập trung vào nội dung quan trọng, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng và uy tín trang web.
Cập nhật và tái phát hành nội dung tránh lỗi thời
Hôm nay bài viết của bạn lên top tìm kiếm từ khóa, thế nhưng nó không phải mãi mãi. Qua thời gian, các bài viết khác với nội dung hữu ích hơn, sẽ đẩy bài viết của bạn ra khỏi top tìm kiếm.
Vì vậy, hãy thường xuyên làm mới nội dung bằng cách;
- Cập nhật thông tin mới nhất, chính xác hơn.
- Tối ưu từ khóa theo xu hướng tìm kiếm hiện tại.
- Thêm hình ảnh, biểu đồ hoặc video sinh động.
- Đăng lại như một bài viết mới.
Đối tượng nào phù hợp sử dụng Checklist SEO?
Dưới đây là các nhóm đối tượng chính có thể hưởng lợi từ việc sử dụng checklist này:
Sinh viên và người mới học SEO
Với những ai đang bắt đầu tìm hiểu về SEO, checklist này là tài liệu tham khảo lý tưởng. Nó cung cấp lộ trình rõ ràng, từ các khái niệm cơ bản như thiết lập Google Analytics đến các kỹ thuật nâng cao như sử dụng schema markup.
Content Marketers và Copywriters
Những người tạo nội dung cần nắm rõ cách tối ưu bài viết để phù hợp với xu hướng tìm kiếm hiện đại như từ khóa đuôi dài và câu hỏi tự nhiên. Checklist này giúp họ cấu trúc nội dung, sử dụng từ khóa hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn của Google như tối ưu thẻ meta hay hình ảnh.
Blogger và Influencers
Những người sở hữu blog cá nhân hoặc là influencer muốn tăng lưu lượng truy cập tự nhiên sẽ tìm thấy checklist hữu ích. Nó giúp họ hiểu cách Google đánh giá nội dung, tối ưu hóa bài viết để nổi bật trong tìm kiếm và thu hút thêm độc giả.
Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMBs)
Các doanh nghiệp nhỏ thường có ngân sách hạn chế cho quảng cáo trả phí. Checklist SEO cung cấp hướng dẫn chi tiết để họ tự tối ưu hóa trang web, từ nghiên cứu từ khóa đến cải thiện trải nghiệm người dùng.
Kết luận
Trên đây là những SEO Checklist mà các SEO-er cần tham khảo. Tùy vào hình thức SEO mà bạn cần phải lựa chọn checklist cho thật phù hợp nhé.
AI Easy Content – Trợ lý ảo tạo sáng tạo nội dung
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “SEO checklist”
Shopify SEO checklist | Seo Onpage la gì | Technical SEO checklist | Yoast SEO là gì |
Rank Math SEO | On page seo practice | Seo on page checklist | Checklist SEO Audit |
Bài liên quan
Bảng mã màu là gì? Code màu HTML, RGB chuẩn và đầy đủ nhất
Top công cụ AI viết content dành riêng cho con sen
Email marketing là gì? Hướng dẫn 6 bước gửi email marketing hiệu quả