Mạng LAN là gì? Từ A-Z về hệ thống mạng LAN
23/08/2023 07:48 am | Lượt xem : 49698
Mạng LAN (Local Area Network) là một hệ thống mạng máy tính nội bộ được sử dụng để kết nối các thiết bị trong một khu vực nhất định như trong một văn phòng, tòa nhà hoặc trường học.
Cùng tìm hiểu với Tenten.vn chi tiết hơn về Local Area Network ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
- Mạng LAN là gì?
- Phạm vi sử dụng của mạng LAN là gì
- Các thành phần cơ bản của hệ thống mạng LAN
- Những lý do nên sử dụng hệ thống mạng LAN
- Các kiểu (Topology) của mạng LAN
- Các loại giao thức của mạng LAN
- Các lỗi thường gặp trong mạng LAN
- Các quy tắc bảo mật trong mạng LAN
- Các ứng dụng thực tế của mạng LAN
- Kết luận
Mạng LAN là gì?
LAN hay Local Area Network là một hệ thống mạng máy tính cho phép các thiết bị kết nối và giao tiếp với nhau để chia sẻ dữ liệu.
Kết nối trong mạng LAN thường được thiết lập thông qua cáp mạng hoặc kết nối không dây (Wi-Fi) trong một khu vực giới hạn nhất định. Đó có thể là văn phòng, nhà riêng, hoặc trường học.
Mạng LAN cho phép các thiết bị trao đổi thông tin và tài nguyên như tệp tin, máy in, và ứng dụng, tạo điều kiện cho sự hợp tác và chia sẻ trong một môi trường cục bộ.

Mạng LAN là gì
Phạm vi sử dụng của mạng LAN là gì
Mạng LAN có phạm vi sử dụng hạn chế trong một khu vực như văn phòng, nhà riêng, trường học, phòng game, hoặc doanh nghiệp. Thông thường, phạm vi của mạng LAN không vượt quá 100m. Trong phạm vi này, các thiết bị máy tính có khả năng kết nối và giao tiếp với nhau để chia sẻ tài nguyên và thông tin.
Nếu các máy tính muốn kết nối với nhau ở khoảng cách xa hơn, thì mạng LAN sẽ sử dụng mạng Internet để trao đổi thông tin.
Các thành phần cơ bản của hệ thống mạng LAN
Sau khi biết mạng LAN là gì, chúng ta cùng tìm hiểu các thành phần cơ bản của mạng LAN bao gồm:

Các thành phần cơ bản của mạng LAN
- Máy trạm (Workstation) trong mạng LAN là gì: Đây là các thiết bị máy tính như máy tính cá nhân, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Chúng sẽ được kết nối vào mạng LAN để truy cập tài nguyên và giao tiếp với các thiết bị khác trong mạng.
- Card giao tiếp mạng và driver: Card giao tiếp mạng (Network Interface Card – NIC) là một phần cứng được cài đặt vào máy tính để kết nối với mạng LAN. Driver là phần mềm điều khiển được cài đặt trên hệ điều hành để quản lý và điều khiển card giao tiếp mạng.
- Switch trong mạng LAN là gì: Switch là một thiết bị mạng dùng để kết nối các máy tính và các thiết bị khác trong mạng LAN. Thành phần này sẽ có khả năng chuyển tiếp dữ liệu từ một thiết bị đến thiết bị khác trong mạng
- Cáp mạng: Cáp mạng được sử dụng để kết nối các thiết bị trong mạng LAN. Cáp mạng có nhiều loại như cáp Ethernet, cáp quang, cáp đồng trục, tùy thuộc vào công nghệ mạng được sử dụng.
- Router mạng LAN là gì: Router là một thiết bị mạng được sử dụng để kết nối mạng LAN với mạng WAN hoặc mạng khác. Bộ phận này có khả năng định tuyến dữ liệu giữa các mạng khác nhau và điều khiển lưu lượng mạng.
- Phần mềm hệ điều hành mạng trong mạng LAN là gì: Máy chủ (Server) trong mạng LAN thường được cài đặt các phần mềm hệ điều hành mạng như Windows Server, Linux, hoặc macOS Server để quản lý và cung cấp các dịch vụ mạng như lưu trữ dữ liệu, máy in chia sẻ, và quản lý người dùng.
Những lý do nên sử dụng hệ thống mạng LAN
Có nhiều lý do nên sử dụng mạng LAN trong một tổ chức, doanh nghiệp hoặc hộ gia đình. Dưới đây là một số lý do quan trọng:
Chia sẻ tài nguyên
Hệ thống này cho phép chia sẻ tài nguyên như máy in, thiết bị lưu trữ, máy chủ, và ứng dụng phần mềm giữa các máy tính trong mạng. Người dùng trong cùng một hệ thống có thể sử dụng chung các thiết bị như là máy in, ổ đĩa, máy scan hoặc là chia sẻ dữ liệu thông qua ổ đĩa mạng hoặc là máy chủ lưu trữ.

Những lý do nên sử dụng mạng LAN
Trao đổi thông tin
Mạng LAN cho phép giao tiếp dễ dàng giữa các máy tính trong mạng. Người dùng có thể chia sẻ tệp tin, tài liệu, email, tin nhắn và dữ liệu khác một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này không chỉ tiết kiệm rất nhiều thời gian mà còn đảm bảo rằng thông tin được truyền tải đến đúng người nhận.
Quản lý dữ liệu
Mạng LAN cung cấp khả năng sao lưu và quản lý dữ liệu trên một máy chủ trung tâm. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng và dễ dàng khôi phục khi cần thiết.
Tích hợp ứng dụng trong mạng LAN là gì
Mạng LAN cho phép tích hợp các ứng dụng và dịch vụ như email, truyền thông giọng nói, video hội nghị và ứng dụng doanh nghiệp khác như CRM, ERP,… Nhờ tính năng này, hệ thống LAN tạo điều kiện cho sự cộng tác và tăng cường hiệu suất làm việc.
Bảo mật dữ liệu
Toàn bộ dữ liệu trong hệ thống mạng được lưu trữ tập trung tại hệ thống máy chủ. Bên cạnh đó, mạng LAN với các cơ chế bảo mật như mật khẩu, mã hóa và phân quyền truy cập sẽ bảo vệ thông tin quan trọng khỏi việc truy cập trái phép một cách tốt nhất.
Quản lý mạng dễ dàng
Mạng LAN là gì? Nó cho phép quản lý mạng dễ dàng hơn bằng cách sử dụng các công cụ quản lý mạng như phần mềm quản lý mạng và giao diện quản lý đồ họa. Từ đó giúp người dùng giám sát và điều khiển mạng một cách hiệu quả.
Các kiểu (Topology) của mạng LAN
Topology (cấu trúc liên kết mạng) là cách sắp xếp và kết nối các thiết bị trong một hệ thống mạng. Nó quyết định cách dữ liệu di chuyển giữa các thiết bị trong mạng. Có nhiều kiểu phổ biến trong mạng LAN bao gồm:

Các kiểu (Topology) của mạng LAN
Kiểu Topology | Mô Tả | Ưu Điểm | Nhược Điểm |
Star Topology (Hình Sao) trong mạng LAN là gì | Các thiết bị kết nối trực tiếp vào một trung tâm điều khiển (thường là switch). |
– Dễ cài đặt và quản lý. – Thiết bị hỏng hóc không ảnh hưởng đến toàn bộ mạng. – Hiệu suất truyền tải cao do không có xung đột trên mạng. – Phù hợp cho mạng nhỏ. |
– Nếu switch gặp sự cố, toàn bộ mạng có thể bị ảnh hưởng. – Yêu cầu nhiều dây cáp hơn so với mô hình vòng. – Khả năng mở rộng có hạn do số cổng trên switch. |
Ring Topology (Hình Vòng) – mạng LAN là gì | Các thiết bị kết nối thành một vòng kín, dữ liệu truyền từ thiết bị này sang thiết bị khác theo chiều kim đồng hồ. |
– Khả năng chia sẻ dữ liệu tốt hơn so với mô hình vòng. – Khả năng mở rộng tương đối dễ dàng. – Thích hợp cho mạng cần độ tin cậy cao. |
– Nếu một thiết bị hỏng, toàn bộ vòng mạng có thể bị gián đoạn. – Hiệu suất mạng giảm khi số lượng thiết bị tăng lên. – Vận hành và quản lý phức tạp hơn so với hình sao. |
Linear Bus Topology (Mạng định tuyến) – mạng LAN là gì | Máy tính được kết nối trên một đường trục cáp chính, hai đầu cáp được bịt lại bằng thiết bị terminator. |
– Dễ lắp đặt và tiết kiệm chi phí cáp. – Phù hợp cho mạng nhỏ với ít thiết bị. – Dữ liệu được truyền một chiều, giảm xung đột. |
– Mất hiệu suất khi có nhiều thiết bị kết nối, dẫn đến hiện tượng nghẽn. – Nếu cáp chính bị lỗi, toàn bộ mạng sẽ bị gián đoạn. – Khó mở rộng và quản lý khi mạng lớn hơn. |
Các loại giao thức của mạng LAN
Giao thức mạng LAN là tập hợp các quy tắc và tiêu chuẩn giúp các thiết bị trong mạng LAN có thể giao tiếp và trao đổi dữ liệu một cách hiệu quả. Một số giao thức phổ biến thường gặp trong mạng LAN:
Ethernet (IEEE 802.3)
Ethernet là giao thức mạng LAN phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục bộ như doanh nghiệp, trường học, gia đình. Nó định nghĩa cách dữ liệu được truyền qua cáp đồng trục, cáp xoắn đôi hoặc cáp quang. Tốc độ truyền tải thông tin dao động từ 10Mps cho đến hàng trăm Gbps
Wi-Fi (IEEE 802.11)
Wi-Fi là giao thức không dây cho phép các thiết bị kết nối với mạng LAN mà không cần sử dụng cáp vật lý. Nó sử dụng các điểm truy cập không dây (router) để truyền và nhận dữ liệu qua sóng vô tuyến.Tốc độ truyền dữ liệu phụ thuộc vào chuẩn Wi-Fi, từ vài Mbps đến hàng Gbps.
TCP/IP
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một tập hợp các giao thức quy định việc truyền dữ liệu trong mạng LAN và trên Internet. Nó cung cấp một khuôn khổ tiêu chuẩn hóa cho việc định địa chỉ, định tuyến và truyền các gói dữ liệu.
Các lỗi thường gặp trong mạng LAN
Mạng LAN là một hệ thống vô cùng phổ biến hiện nay đặc biệt với phổ biến với văn phòng. Tuy nhiên nó lại vô cùng phức tạp và nhiều lỗi. Hãy cùng tìm hiểu một số lỗi cơ bản thường gặp và cách khắc phục để “tự tin” khi gặp phải nhé!
Lỗi kết nối máy in trong mạng LAN
Đây được coi là một lỗi vô cùng phổ biến mà nhiều người dùng hệ điều hành Windowsws gặp phải bởi một số nguyên nhân sau:
- Cáp mạng bị lỗi hoặc chưa được kết nối.
- Máy in có chưa bật hoặc chưa được kết nối đúng cách với mạng LAN.
- Trình điều khiển máy in (Driver) chưa được cài đặt chính xác.
Cách khắc phục
Bước 1: Kiểm Tra Kết Nối Phần Cứng
Trước tiên, hãy kiểm tra xem các thiết bị mạng có hoạt động bình thường không:
- Đảm bảo cáp mạng được kết nối đúng giữa máy in và router.
- Kiểm tra xem cổng kết nối trên máy in và router có bị hư hỏng không.
- Xác minh card mạng trên máy tính vẫn hoạt động bình thường.
Nếu tất cả thiết bị phần cứng đều ổn định, hãy chuyển sang các bước tiếp theo.
Bước 2: Kiểm Tra Kết Nối Máy In Qua Mạng LAN
Hãy đảm bảo máy in đã được chia sẻ đúng cách trong mạng LAN. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn Cách kết nối máy in qua mạng LAN để xác minh rằng quá trình thiết lập không có sai sót.
Bước 3: Kiểm Tra Driver Máy In
Nếu máy in đã được chia sẻ qua mạng LAN nhưng vẫn gặp lỗi, có thể nguyên nhân đến từ driver. Thực hiện các bước sau để kiểm tra và cập nhật driver:
- Nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run.
- Nhập lệnh devmgmt.msc và nhấn OK để mở Device Manager.
- Cuộn xuống phần Print queues, sau đó cập nhật, gỡ cài đặt và cài lại driver.
- Sau khi hoàn tất, hãy khởi động lại cả máy in và máy tính.
Bước 4: Sử Dụng Công Cụ Troubleshoot
Windows có tích hợp sẵn công cụ khắc phục sự cố giúp sửa các lỗi liên quan đến thiết bị ngoại vi, bao gồm máy in. Để sử dụng:
- Nhấn Windows + I để mở Cài đặt.
- Chọn Cập nhật & Bảo mật.
- Nhấp vào Khắc phục sự cố.
- Chọn Máy in, sau đó bấm Chạy trình khắc phục sự cố.
Nếu driver máy in đã được cài đặt đúng cách, bạn có thể thử khởi động lại máy in và máy tính để sử dụng.
Lỗi không truy cập được máy tính khác trong cùng mạng LAN
Một lỗi phổ biến mà người dùng mạng LAN gặp là không truy cập được máy tính khác trong cùng mạng LAN. Nguyên nhân của vấn đề là do máy tính đang cài đặt mạng ở dạng Public Network nên hệ thống đã tắt tính năng chia sẻ qua mạng LAN để bảo vệ máy.
Cách khắc phục
Bước 1: Kiểm tra địa chỉ IP
- Nhấn Windows + R , nhập “cmd” vào hộp thoại Run và nhấn Enter.
- Gõ lệnh “ipconfig” và nhấn Enter và kiểm tra địa chỉ IP.
- Nếu địa chỉ IP bắt đầu bằng “192.168” thì máy tính đang đúng cấu hình.
- Nếu địa chỉ IP bắt đầu bằng “169.254”.thì hãy hệ nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc kiểm tra DHCP.
Bước 2: Thay đổi mạng sang từ Public Netwrok sang Private Netwrok
- Vào Control Panel > Network and Sharing Center.
- Chọn tên mạng.
- Trong cửa sổ Network Status, bấm vào nút Properties.
- Trong cửa sổ Network Properties, chọn tab Networking.
- Đặt Network profile thành Private và bấm bút OK.
Bước 3: Tắt tường lửa
- Tìm kiếm Windows Defender Firewall.
- Trong cửa sổ Tường lửa của Windows Defender, nhấp vào tùy chọn Bật hoặc tắt Tường lửa của Windows Defender.
- Trong phần Cài đặt mạng riêng và phần Cài đặt mạng công cộng, chọn tùy chọn Tắt Tường lửa của Windows Defender và bấm nút OK.
Lỗi máy tính bị mất kết nối mạng LAN
Nếu máy tính của bạn đột nhiên bị ngắt kết nối với mạng Internet, hãy thử làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra cáp mạng và kết nối wi-fi
Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng tất cả các dây cáp mạng kết nối giữa máy tính, modem hoặc router được cắm chắc chắn, không bị lỏng hay hư hỏng. Nếu bạn đang sử dụng kết nối Wi-Fi, hãy thử di chuyển thiết bị của mình đến gần router hơn để cải thiện chất lượng tín hiệu.
Bước 2: Cập nhật Driver kết nối mạng LAN cho máy tính
- Nhấn phím Windows + X và chọn Device Manager.
- Mở rộng mục Network adapters.
- Nhấp chuột phải vào adapter mạng LAN của bạn và chọn Update driver.
- Nhấn chọn Search automatically for updated driver software.
- Hệ thống sẽ tìm kiếm và cài đặt driver mới nhất cho adapter mạng LAN của bạn.
- Khởi động lại máy tính
Bước 3: Kiểm tra cài đặt tiết kiệm năng lượng của card mạng không dây
Khi card mạng không dây bật chế độ tiết kiệm điện, nó có thể tự động ngắt kết nối mạng để tiết kiệm điện năng
Cách khắc phục
- Mở Control Panel chọn Network and Internet.
- Chọn Network and Sharing Center, nhấp vào tên kết nối Wi-Fi của bạn
- Chọn Properties.
- Trong tab Power Management, bỏ chọn hộp Allow the computer to turn off this device to save power và nhấn OK.
Lỗi mạng LAN không vào được trang web
Đôi lúc, bạn sẽ gặp phải tình trạng 1 số trang web không thể truy cập hoặc lỗi kết nối trong khi đó những trang web khác thì vẫn hoạt động bình thường. Sau đây sẽ là một vài cách khắc phục vấn đề này nhanh chóng:
- Kiểm tra kết nối Internet của máy tính và đảm bảo rằng nó được kết nối đúng cách với Internet.
- Kiểm tra DNS server có hoạt động và có thể truy cập được hay không.
- Thay đổi DNS server của máy tính sang một DNS server công cộng như là Google Public DNS (8.8.8.8) hoặc OpenDNS (208.67.222.222).
- Cập nhật phiên bản mới nhất của trình duyệt web
Nếu bạn đã thực hiện tất cả các bước trên mà vấn đề vẫn không được khắc phục, bạn hãy liên hệ với kĩ thuật viên mạng để khắc phục nhé.
Lỗi mạng LAN không ổn định
Nguyên nhân phổ biến khiến mạng LAN hoạt động không ổn định có thể bắt nguồn từ tình trạng quá tải của thiết bị định tuyến (router) hoặc Switch. Ngoài ra, hệ thống mạng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu một hoặc nhiều máy tính trong mạng bị nhiễm virus, làm tắc nghẽn băng thông và làm chậm toàn bộ kết nối.
Cách khắc phục
Bước 1: Kiểm tra Virus trên tất cả thiết bị
Sử dụng các phần mềm diệt virus uy tín để quét toàn bộ các máy tính trong mạng. Nếu phát hiện bất kỳ máy tính nào bị nhiễm mã độc, hãy tiến hành diệt virus ngay lập tức và khởi động lại
máy.
Bước 2: Tối Ưu Hóa Cấu Hình Mạng
Để cải thiện hiệu suất mạng, bạn có thể hiện các thay đổi sau:
- Chia nhỏ mạng thành các phân đoạn nhỏ hơn để giảm tải lưu lượng truy cập. Điều này giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn và tăng tốc độ truyền dữ liệu.
- Kết nối các phân đoạn mạng với nhau thông qua các Switch chất lượng cao để đảm bảo tín hiệu được truyền tải ổn định.
- Cấu hình các chính sách QoS để ưu tiên băng thông cho các ứng dụng hoặc dịch vụ quan trọng như video conference, email, hoặc truy cập internet.
Bước 3: Kiểm Tra và Nâng Cấp Thiết Bị Router hoặc Switch
Sử dụng các phần mềm theo dõi mạng để kiểm tra lưu lượng truy cập và tình trạng hoạt động của thiết bị. Nếu như thiết bị mạng đang bị quá tải, bạn có thể nâng cấp lên thiết bị có hiệu suất làm việc lớn hơn hoặc cấu hình lại mạng để giảm tải lưu lượng.
Các quy tắc bảo mật trong mạng LAN
Sao lưu các dữ liệu quan trọng
Khi bạn bật máy tính lên để sử dụng, thì khả năng mất dữ liệu sẽ theo đó tỉ lệ thuận tăng lên, thậm chí cả khi bạn không kết nối với mạng internet. Ổ cứng bị lỗi là một khả năng có thể xảy ra. Hoặc bạn có thể vô tình xoá mất file dữ liệu. Vậy nên, đầu tiên là bạn cần sao lưu dữ liệu, dùng CD, DVD, ổ cứng hoặc trên các phương tiện lưu trữ khác.
Cài đặt, cập nhật phần mềm diệt virus
Với đa số người dùng đang sử dụng Windows, virus rất dễ được phát tán với tốc độ chóng mặt khó có thể kiểm soát, và rất dễ bị đánh cắp dữ liệu thông tin. Virus và sâu máy tính thường tồn tại dưới dạng mã độc được đính kèm trong các file thực thi (như .exe) hoặc macro, thậm chí gần đây chúng còn được phát hiện ẩn trong cả các file ảnh (jpg). Nếu không cập nhật thường xuyên, phần mềm diệt virus sẽ trở nên vô dụng trước các loại virus ngày càng tinh vi.
Cài đặt tường lửa
Cài đặt tường lửa là một bước quan trọng giúp hoàn thiện quy trình bảo mật mạng LAN. Tường lửa không chỉ bảo vệ dữ liệu và thông tin người dùng mà còn đảm bảo kết nối an toàn giữa máy tính với Internet.
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn từ nhiều loại tường lửa khác nhau, từ phần mềm đơn giản đến các giải pháp đa chức năng tích hợp VPN, chống virus, hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và lọc nội dung.
Đóng các cổng truy cập
Một mạng LAN cùng với vài máy tính thì những người khác cũng có thể truy cập vào mọi máy tính trong mạng, từ đó tỉ lệ bị ăn cắp dữ liệu sẽ rất lớn Bạn cần bảo vệ các cổng máy tính như USB, cổng nối tiếp, hồng ngoại, Bluetooth, ổ CD, ổ DVD,…
Cập nhật hệ điều hành
Độ bảo mật không được bảo vệ kỹ lưỡng thì kẻ tấn công sẽ dễ dàng tiếp cận được. Vì thế Windows thường có những đợt cập nhật cho máy tính để máy luôn luôn trong tình trạng được an toàn tuyệt đối. Cách làm này sẽ giúp máy của bạn không dễ bị kẻ xấu thâm nhập. Để kiểm tra các bản cập nhật cho Windows bằng cách vào Windows Update trong Internet Explorer.
Nếu phải quản lý nhiều máy tính bạn có thể dùng công cụ mạnh hơn như MBSA (Microsoft Baseline Security Analyzer). Việc bảo mật mạng lan nếu chỉ có ít máy tính thì việc cập nhật tương đối dễ và không mất quá nhiều thời gian.
Nhưng với những công ty lớn thì bảo mật mạng lan tương đối phức tạp, khi đó có thể dùng các công cụ quản lý bản vá chuyên dụng như Ecora Patch Manager, hay UpdateEXPERT để có thể cập nhật nhanh chóng và hiệu quả.
Đặt mật khẩu BIOS
Bạn nên đặt mật khẩu để khoá BIOS. Đặt thiết bị khởi động đầu tiên là ổ cứng. Nếu tiếp cận được BIOS, với một đĩa CD khởi động cùng vài công cụ khác, một người thạo máy tính có thể ăn cắp mật khẩu quản trị các máy tính trong mạng LAN.
Các ứng dụng thực tế của mạng LAN
Mạng LAN đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và quản lý dữ liệu, thiết bị trong nhiều lĩnh vực khác nhau như là:
Doanh nghiệp & văn phòng
Mạng LAN trong doanh nghiệp giúp chia sẻ tài nguyên như máy in, ổ cứng mạng và dữ liệu một cách hiệu quả, đồng thời hỗ trợ giao tiếp nội bộ qua email hoặc chat trực tuyến.
Giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục, mạng LAN được ứng dụng để xây dựng phòng học thông minh với các thiết bị hiện đại như máy chiếu. Nó cũng hỗ trợ quản lý học sinh/sinh viên thông qua hệ thống quản lý đào tạo hoặc truy cập thư viện điện tử, giúp giáo viên và học sinh, sinh viên dễ dàng truy cập tài liệu học tập một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Y Tế
Mạng LAN trong ngành y tế giúp kết nối các phòng ban để tham gia vào hệ thống khám bênh, quản lý hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm tập trung. Các thiết bị y tế thông minh như máy đo nhịp tim hay máy chụp X-quang được kết nối qua mạng LAN để truyền dữ liệu thời gian thực, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và bảo mật thông tin bệnh nhân.
Dịch Vụ Khách Sạn & Nhà Hàng
Mạng LAN tại khách sạn được sử dụng để sử dụng ứng dụng quản lý, thanh toán và cung cấp Wi-Fi ổn định cho khách hàng. Hệ thống camera an ninh và kiểm soát ra vào cũng được kết nối qua mạng LAN, đảm bảo an toàn cho cả khách và nhân viên, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.
Công Nghiệp & Sản Xuất
Môi trường nhà máy đang bị chi phối bởi các thiết bị tự động như bộ điều khiển lập trình, thiết bị xử lý vật liệu tự động, trạm chấm công, thiết bị thị giác máy và nhiều dạng robot khác nhau. Để quản lý quá trình sản xuất hay chế tạo, việc gắn kết các thiết bị này lại với nhau là điều cần thiết.
Kết luận
Tóm lại, việc sử dụng mạng LAN mang lại nhiều lợi ích như chia sẻ tài nguyên, truyền thông dễ dàng, quản lý dữ liệu, tích hợp ứng dụng, bảo mật dữ liệu và quản lý mạng dễ dàng. Đây là những lý do quan trọng để sử dụng mạng LAN trong môi trường làm việc hiện đại.
DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI
Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Mạng lan là gì”
Mạng WAN la gì | Mạng LAN la mạng kết nối các máy tính như thế nào | Mạng LAN và Wifi | Mạng WAN là mạng kết nối các máy tính |
Mạng MAN la gì | Mạng LAN la gì internet la gì | Cổng kết nối mạng LAN | Mạng cục bộ la gì |
Bài liên quan
VPS DigitalOcean là gì? Hướng dẫn tạo miễn phí từ A-Z
Storage là gì? Tìm hiểu về các loại storage phổ biến hiện nay
AWS là gì? Tìm hiểu về dịch vụ đám mây của Amazon Web Services
Định nghĩa về SQL Server và mục đích về việc sử dụng SQL Server?